Theo quy định pháp luật hiện hành lao động nữ mang thai có phải trực đêm không

Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08


Lao động nữ mang thai có phải trực đêm không theo quy định pháp luật hiện hành? Trường hợp người sử lao động bắt buộc người lao động phải trực đêm thì mức xử phạt như thế nào?

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Luật sư cho tôi hỏi tôi đang mang thai tháng thứ 8 thì tôi phải làm tăng ca vào ban đêm được không? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời của Luật sư:

    Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về lao động nữ mang thai có phải trực đêm không cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra trường hợp lao động nữ mang thai có phải trực đêm không như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2019;

  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài;

Nội dung tư vấn:

1. Lao động nữ mang thai được hiểu như thế nào?

     Lao động nữ mang thai là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động và đang trong thời gian mang thai. Bộ luật lao động 2019 quy định rất cụ thể về các quyền lợi khi người lao động nữ mang thai như người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai ,không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa,...

2. Lao động nữ mang thai có phải trực đêm không?

     Căn cứ theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về bảo thai sản như sau:

Điều 137. Bảo vệ thai sản

Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

     Với quy định này, người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo sẽ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

    Do đó, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng đối với công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn có thể phải làm đêm, đi công tác xa theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động.

     Tuy nhiên, tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu người đó đồng ý.

    Như vậy, lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi hoặc từ tháng thứ 6 đối với làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giời hải đảo không phải trực ca đêm và hoàn toàn có quyền từ chối làm thêm giờ vào ban đêm.

    Trường hợp, bạn mang thai tháng thứ 8 thì không phải trực ca đêm. Nếu công ty yêu cầu bạn trực ca đêm là công ty vi phạm pháp luật, do đó bạn có quyền khiếu nại, khởi kiện công ty để bảo vệ quyền lợi cho mình.

3. Mức xử phạt khi doanh nghiệp sử dụng lao động nữ mang thai trực ca đêm

     Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:

Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới

.............

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;

...............

     Như vậy, doanh nghiệp sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 đối với làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    Doanh nghiệp yêu cầu bạn đang mang thai tháng thứ 8 phải làm việc vào ban đêm thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến người đại diện theo quy định pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không giải quyết quyền lợi cho bạn thì bạn làm đơn khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao Động Thương binh - xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở để được giải quyết.

4. Hỏi đáp về lao động nữ mang thai có phải trực đêm không như sau:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: tôi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và tôi đang mang thai nên muốn xin nghỉ làm ở công ty thì có phải thông báo một khoảng thời gian trước khi nghỉ cho công ty không? Tôi cảm ơn!

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ có ảnh hưởng xấu tới thai nhi và phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Trường hợp này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp. Khi đó, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019.

    Theo đó, nếu bạn muốn xin nghỉ ở công ty mà không phải thông báo cho công ty trước một khoảng thời gian là 45 ngày thì bạn phải có được giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh là nếu làm việc tiếp thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi thì bạn không cần phải thông báo trước 45 ngày cho công ty mà bạn có thể nghỉ việc được luôn. 

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: tôi đã đi làm trở lại công ty làm việc sau khi hết 6 tháng thai sản thì thời gian đi làm này tôi có được hưởng quyền lợi gì không? Tôi cảm ơn!

     Trường hợp bạn đi làm trợ lại công ty sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì những quyền lợi bạn được hưởng sau đây:

      Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày bạn quay trở lại công ty làm việc sau khi nghỉ hết chế độ thai sản thì mà sức khỏe của bạn không đảm bảo thì bạn có thể đề nghị tới người có thẩm quyền của công ty và ban lãnh đạo công đoàn để xin nghỉ chế độ dưỡng sức. Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa là 10 ngày, số ngày này sẽ phụ thuộc vào bạn sinh con phẫu thuật hay sinh thường hoặc sinh đôi,..

     Như vậy khi bạn quay trở lại công ty làm việc sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.

Câu hỏi 3: Luật sư cho tôi hỏi: Lao động nữ mang thai có những quyền lợi gì? Tôi cảm ơn!

 Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ thì pháp luật quy định người lao động là phụ nữ mang thai khi làm việc ở công ty, doanh nghiệp có các quyền lợi như sau:

Thứ nhất, lao động nữ quyền tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 138 bộ luật lao động năm 2019 quy định, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Thứ hai, lao động nữ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ có ảnh hưởng xấu tới thai nhi và phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ ba, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động căn cứ điểm d khoản 4 Điều 122 bộ luật lao động năm 2019 người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thứ tư, lao động nữ được làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi căn cứ khoản 2 Điều 137 bộ luật lao động năm 2019.

Thứ năm, người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo sẽ không phải làm việc bân đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

    Như vậy, trên đây là quyền lợi của lao động nữ khi mang thai theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về lao động nữ mang thai có phải trực đêm không như sau:

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về lao động nữ mang thai có phải trực đêm không,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về lao động nữ mang thai có phải trực đêm không theo quy định pháp luật hiện nay. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về lao động nữ mang thai có phải trực đêm không,.

Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]