Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ?

Thứ 2 , 22/05/2023, 17:32


Pháp luật hiện hành quy định về thời giờ làm việc như thế nào? Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan nhất!

Câu hỏi của bạn:        

     Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ?. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ?, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Lao động năm 2019;

Nội dung tư vấn: 

1. Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc

     Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật Lao động năm 2019:

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

     Như vậy, thời gian làm việc bình thường trong một ngày không quá 8 giờ và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Trong trường hợp người sử dụng lao động quy định thời giờ làm việc thì không được quá 10 giờ một ngày, không quá 48 giờ một tuần. 

2. Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ không?

     Căn cứ theo quy định tại Điều 137 Bộ Luật Lao động năm 2019:

Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

     Như vậy, đối với trường hợp lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

     Theo quy định trên thì người lao động nữ mang thai có thể được “giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày”, còn việc xác định thời gian nghỉ lúc nào là do các bên tự thỏa thuận với nhau. 

     Việc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày chỉ là một trong hai sự lựa chọn bên cạnh phương án “chuyển người lao động sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn”. Vì vậy, không bắt buộc người sử dụng lao động phải cho phép lao động nữ được nghỉ 1 giờ làm việc trong mọi trường hợp. Việc cho phép nghỉ một giờ chỉ diễn ra nếu lao động nữ tiếp tục làm việc trong môi trường, công việc gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.

     Đồng thời, việc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày không áp dụng đối với mọi lao động nữ mang thai trong mọi điều kiện mà chỉ áp dụng đối với “lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con”. Để được giảm 01 giờ làm việc hàng ngày, lao động nữ cần phải “thông báo cho người sử dụng lao động biết” và có thể thoả thuận với họ về việc giảm giờ làm việc.

3. Lao động nữ mang thai được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ có được nhận nguyên lương không?

     Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động năm 2019 "Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi".

     Do vậy, đối với trường hợp lao động nữ được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ làm việc hằng ngày sẽ không bị cắt giảm tiền lương, quyền và lợi ích.

4. Hỏi đáp về Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ?

Câu hỏi 1: Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành?

     Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: 

  • Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. 
  • Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Câu hỏi 2: Lao động nữ sau sinh được hưởng quyền lợi và có chế độ làm việc như thế nào?

     Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối với lao động nữ sau sinh:

  • Không phải làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa nếu người lao động không đồng ý;

  • Được chuyển sang một công việc nhẹ nhàng hơn hoặc được nghỉ 60 phút mỗi ngày và vẫn được hưởng nguyên lương; các quyền và lợi ích liên quan;

  • Không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tuổi;
  • Không bị xử lý kỷ luật lao động;

  • Lao động nữ sau sinh sẽ được đảm bảo về công việc và được hưởng chế độ ốm đau khi con ốm.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ?

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ? và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ? tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn !     

Chuyên viên: Nguyễn Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com