Theo pháp luật hiện hành hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không
Thứ 5 , 14/11/2024, 09:07
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư! Tôi có xin vào làm tại một của hàng và có làm hợp đồng lao động bằng miệng. Vậy luật sư cho tôi hỏi, hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Câu trả lời của luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không vấn đề như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2019
1. Hợp đồng lao động bằng miệng là gì?
Hợp đồng bằng lời nói hay hợp đồng miệng là hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói. Các bên giao kết hợp đồng sẽ trao đổi các nội dung thỏa thuận với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua âm thanh trên điện thoại, điện đàm, thông điệp điện tử…để diễn đạt tư tưởng, mong muốn của mình trong việc xác lập giao kết hợp đồng. Khi đã thảo thuận xong nôi dung hợp đồng lao động chính là thời điểm giao kết bằng lời nói.
2. Hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không?
Theo điều 14 Bộ luật lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Như vậy, chỉ được giao kết hợp đồng lao động bằng miệng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, trừ các trường hợp:
- Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.( Khoản 2 Điều 18 Bộ luật lao động)
- Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. (Điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật lao động).
- Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình. (Khoản 1 Điều 162 của Bộ luật lao động).
Quy định về trường hợp giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói như trên là điểm mới cần lưu ý của Bộ luật lao động năm 2019 bởi Bộ luật lao động năm 2012 quy định: Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. (khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động).
3. Một số điều rủi ro khi giao kết hợp đồng lao động bằng miệng
Giao dịch bằng miệng khó chứng minh xác thực sự tồn tại; bởi lẽ khi giao kết chỉ là giao kèo dựa trên lời nói có thể của người cho vay và người vay. Sự thừa nhận trước cơ quan chức năng dựa trên ý thức của người vay đang bị dồn vào thế bí.
Khi giao kết hợp đồng bằng lời nói là có sự tin tưởng giữa hai bên nên thường được lập ra hợp đồng rất nhanh gọn. Thời điểm giao kết thông thường chỉ có người lao động với người sử dụng lao động, rất ít khi có người làm chứng. Khi có tranh chấp xảy ra thì các bên sẽ chỉ nói những điều có lợi cho mình sẽ rất đến trường hợp mỗi bên nói một kiểu. Vì vậy, khi có chuyện xảy ra cũng gặp rất nhiều khó khăn để xác định nội dung chính xác của hợp đồng miệng làm cơ sở phân giải. Khi người lao động muốn khởi kiện có thể mất nhiều thời gian và tiền bạc mà chưa chắc đã đòi được quyền lợi của mình.
Việc giao kết hợp đồng bằng lời nói thường được các bên thường chỉ trao đổi và thống nhất về nội dung chính của hợp đồng mà không lường trước được các tình huống phát sinh khi thực hiện hợp đồng. Khi có tranh chấp xảy ra thì các bên rất khó thống nhất cách xử lý chung vì bên nào cũng muốn đưa ra cách xử lý có lợi nhất cho mình.
4. Những lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động bằng miệng
- Nội dung của hợp đồng phải chi tiết, đầy đủ, cần trao đổi kỹ lưỡng về các tình huống phát sinh có thể xảy ra, cách xử lý, phương án bồi thường với trường hợp phá vỡ hợp đồng...
- Nên quay phim, ghi âm và cần có người làm chứng khi thỏa thuận về nội dung hợp đồng miệng. Nếu sau này có tranh chấp xảy ra thì đó sẽ là bằng chứng giúp bạn đòi lại quyền lợi của mình.
- Giữ lại toàn bộ các hóa đơn hoặc các chứng từ có liên quan đến giao dịch thực hiện để làm bằng chứng để khởi kiện sau này.
Vậy hợp đồng miệng được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Loại hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý nhưng giá trị không cao.
5. Hỏi đáp về hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không?
Câu hỏi 1: Trường hợp người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người sử dụng lao động không thực hiện giao kết hợp đồng theo đúng quy định như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
.....
Như vậy, trong trường hợp không thực hiện giao kết bằng hợp đồng bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động.
Câu hỏi 2: Ký hợp đồng lao động bằng lời nói nhiều lần được không?
Theo quy định pháp luật hiện hành việc ký hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký tối đa 2 lần. Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động quy định.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không?
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý không không tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ngọc Hồng
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]