Giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật

Thứ 2 , 20/09/2021, 04:28


     Quan hệ lao động luôn là mối quan hệ bất bình đẳng, trong đó người lao động bao giờ cũng ở vị trí yếu thế hơn, điều này là nguyên nhân làm phát sinh các tranh chấp lao động về quyền hoặc lợi ích. Do đó cần có một bên thứ ba đứng ra thực hiện giải quyết tranh chấp lao động. Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp lao động và dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động của Luật Toàn Quốc. 

1. Tranh chấp lao động là gì?

     Bộ luật Lao động 2019 đã dành Chương XIV để quy định về giải quyết tranh chấp lao động, trong đó quy định rõ về khái niệm, nguyên tắc, thẩm quyền và trình tự giải quyết. So với trước đó thì Bộ luật 2019 được đánh giá là có nhiều điểm mới về giải quyết tranh chấp lao động. 

1.1. Khái niệm

     Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Điều 179. Tranh chấp lao động

1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

     Như vậy, dựa vào khái niệm trên có thể thấy tranh chấp lao động có một số đặc điểm như sau:

  •      Tranh chấp lao động thường gắn liền với quan hệ lao động

     Tranh chấp lao động không bao giờ xảy ra khi hai bên không ở trong quan hệ lao động, các nội dung tranh chấp bao giờ cũng được đề cập trong hợp hợp đồng lao động, nội quy lao động hay thỏa ước lao động tập thể.

     Những vấn đề này đều là những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của hai bên. 

  •      Tranh chấp không chỉ bao gồm các tranh chấp về quyền mà còn các tranh chấp về lợi ích

     Tranh chấp lao động xảy ra khi hai bên có bất đồng về các vấn đề liên quan đến quyền hoặc lợi ích, tuy nhiên không phải mâu thuẫn nào cũng có thể dẫn đến tranh chấp. 

     Tranh chấp lao động xảy ra không nhất thiết phải có sự vi phạm các quy định và thỏa thuận. Trên thực tế, có những trường hợp do sự thay đổi về hoàn cảnh dẫn đến các thỏa thuận không còn được đồng thuận, điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. 

  •      Tính chất, mức độ của tranh chấp phụ thuộc vào số lượng, quy mô của người tham gia

     Tranh chấp lao động ngoài việc được phân chia thành tranh chấp về quyền hoặc lợi ích còn được phân loại thành tranh chấp cá nhân hoặc tranh chấp tập thể.

    Tranh chấp cá nhân có thể hiểu là sự mâu thuẫn giữa một cá nhân với người sử dụng lao động. Nó luôn được xác định là loại tranh chấp không quá phức tạp, sự ảnh hưởng và hậu quả không quá cao và không gây ra nhiều thiệt hại, có thể dễ dàng giải quyết hoặc kiểm soát.

     Trái ngược với nó là tranh chấp tập thể, đây là sự mẫu thuẫn giữa một nhóm lao động hoặc đông đảo người lao động với người sử dụng lao động. Càng có nhiều người tham gia vào tranh chấp này càng cho thấy mức độ và phạm vi ảnh hưởng gấp nhiều lần so với tranh chấp cá nhân. Hậu quả của nó gây ra không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân mà còn có thể đem đến nhiều hậu quả khó khắc phục cả quyền vật chất và tinh thần. Do đó đây luôn được xác định là loại tranh chấp phức tạp, khó giải quyết. 

1.2. Phân loại tranh chấp lao động

     Hiện nay có hai cách để phân chia các loại tranh chấp lao động, cụ thể như sau:

  •      Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể tham gia có: 

   + Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

     + Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

  •      Thứ hai, căn cứ vào đối tượng tranh chấp có:

     + Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:

- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;

- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;

- Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

     + Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

- Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;

- Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

     Khi tiến hành giải quyết tranh chấp lao động thì các bên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đã được đặt ra trong Bộ luật Lao động, cụ thể:

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

3. Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp lao động

     Việc giải quyết tranh chấp lao động sẽ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền như Tòa án, hòa giải viên lao động, trọng tài lao động... Do đó, nhiều người nghĩ rằng vai trò của Luật sư trong quá trình này trở nên mờ nhạt và không cần thiết.

    Thế nhưng trên thực tế, tranh chấp lao động luôn là loại tranh chấp có tính chất phức tạp, trải qua quy trình giải quyết gồm nhiều bước nên việc có một đơn vị hỗ trợ sẽ giúp khách hàng đạt nhiều lợi ích. 

     Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp lao động có thể kể đến như sau:

  • Thứ nhất, Luật sư sẽ là người cung cấp các kiến thức cơ bản về lĩnh vực lao động để khách hàng có thể hiểu được vấn đề.
  • Thứ hai, Luật sư là người đưa ra những tham vấn quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp, phân tích để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tình hình vụ việc từ đó có hướng giải quyết ổn thỏa.
  • Thứ ba, Luật sư cũng có thể trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc ở các bước như thu thập thông tin, tìm kiếm chứng cứ hay điều tra. Việc này vừa đảm bảo cho quá trình giải quyết nhanh gọn, chính xác vừa đảm bảo quyền lợi tối đa của khách hàng, bởi Luật sư cũng sẽ là người theo dõi, đồng hành để kiểm chứng giúp khách hàng về tính minh bạch, đúng đắn của quá trình này. 
  • Thứ tư, Luật sư là người đại diện cho khách hàng trong những trường hợp giải quyết vụ việc ở Tòa.

4. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

     Ngày nay, tranh chấp lao động ngày càng trở nên phức tạp bởi quan hệ lao động luôn vận hành cùng với sự phát triển của kinh tế. Hiểu được những khó khăn của các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp, Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động, chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng.

     Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi sau:

  • Tư vấn về quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động, cung cấp các văn bản pháp lý cho khách hàng như Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư...
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp lao động, phân tích để khách hàng hiểu rõ tình huống mà mình đang gặp phải, có những điểm mạnh hay điểm yếu gì. 
  • Tư vấn về các phương án giải quyết, cùng khách hàng nghiên cứu để đem đến sự lựa chọn tối ưu nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích. 
  • Tư vấn về quy trình giải quyết tranh chấp như hồ sơ, thủ tục, thời hiệu giải quyết tranh chấp. 
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ. 
  • Thay mặt khách hàng tham gia vào quá trình đàm phán hoặc hòa giải nếu có điều kiện. 
  • Hướng dẫn, thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ khởi kiện. 
  • Tư vấn về trình tự khởi kiện vụ án lao động.

5. Cách thức liên hệ với Luật Toàn Quốc để sử dụng dịch vụ

     Để sử dụng dịch vụ của công ty Luật Toàn Quốc, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua một trong những cách thức sau:

  • Tư vấn trực tiếp qua tổng đài 19006178
  • Tư vấn qua email lienheluattoanquoc.vn@gmail.com;
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: Số 463 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: vui lòng liên hệ tới số 19006178 để đặt lịch gặp luật sư tư vấn ngoài trụ sở văn phòng.

6. Hỏi đáp về giải quyết tranh chấp lao động

Câu hỏi 1: Các cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?

     Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về các cơ quan sau:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Câu hỏi 2: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

     Theo quy định tại Điều 190 thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

     - Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

     - Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

     - Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Câu hỏi 3: Các trường hợp tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc hòa giải?

     Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, các tranh chấp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết bao gồm:

  • Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com