Quy định về ghi nhãn hàng hóa
Thứ 5 , 21/11/2024, 14:07
1. Nhãn hàng hóa là gì? Ghi nhãn hàng hóa là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hóa được định nghĩa là: " Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa"
Nhãn hàng hóa là nhãn gốc của hàng hóa đó và có thể có thêm nhãn phụ. Theo Khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì:
-
Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa
-
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu
Ghi nhãn hàng hóa, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2017, được định nghĩa là: " Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát"
2.Quy định về ghi nhãn hàng hóa.
2.1. Các quy định về hình thức ghi nhãn hàng hóa
2.1.1. Vị trí ghí nhãn hàng hóa
Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng phải được ghi ở vị trí như sau::
-
Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa
-
Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
2.1.2. Kích thước nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số trên nhãn.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, kích thước nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số trên nhãn sẽ do tổ chức, cá nhân ghi nhãn hàng hóa tự xác định, tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu:
-
Ghi được đầy đủ các nội dung bắt buộc
-
Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường, đảm bảo mắt thường có thể đọc được
2.1.3. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa
Điều 6 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: "Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa."
2.1.4. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó thì những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải được ghi bằng tiếng Việt. Ngoài nhãn bằng tiếng Việt, nội dung nhãn cón có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác với điều kiện nội dung này phải tương ứng với nội dung ghi bằng tiếng Việt, đồng thời kích thước của nội dung này không được lớn hơn kích thước của nội dung ghi bằng Tiếng VIệt.
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
2.2. Các quy định về nội dung ghi nhãn hàng hóa
Theo Điều 10 Nghị định 43/2017, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021, các nội dung bắt buộc phải được thể hiện trong nhãn hàng hóa bao gồm:
Đối với hàng hóa lưu thông trong thị trường Việt Nam, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện:
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này
- Các nội dung khác bắt buộc phải thể hiện trên nhãn thoe tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luậy liên quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện:
- Tên hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này
- Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, Nhãn của hàng hóa được ghi theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
2.2.1. Quy định về ghị tên hàng hóa
Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ghi tên hàng hóa trên nhãn hàng hóa, cụ thể:
- Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
- Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
- Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này.
2.2.2. Quy định về ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Điều 6 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được ghi theo quy tắc sau:
- Không được viết tắt
- Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó. Đối với cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép. Đối với Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
- Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
- Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu
2.2.3. Quy định về ghị xuất xứ hàng hóa
Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Điều 7 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về ghi xuất xứ hàng hóa như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia
- Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
- Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa
- Trường hợp thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
Ngoài những nội dung trên, các nội dung khác liên quan đến hàng hóa như định lượng hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông số kỹ thuật cũng được quy định về cách ghi trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ dung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP.
3.Xử phạt vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phảm, hàng hóa
a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi đưa vào lưu thông; buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này
Như vậy, đối với hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phảm, hàng hóa, mwucs xử phạt sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa bị vi phạm, nhẹ nhất là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hâu quả theo quy định của pháp luật.
4. Một số câu hỏi về Quy định về ghi nhãn hàng hóa
Câu hỏi 1: Chủ thể nào có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa?
Theo khoản 2, 3, 4 Nghị định 43/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP thì chủ thể có trách nhiệm ghị nhãn hàng háo là:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa để lưu thông trong nước có trách nhiệm ghị nhãn lên hàng hóa của mình. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
- Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này
Câu hỏi 2: Đối với loại hàng hóa không thể ghi nhãn, làm thế nào để người tiêu dùng nhận biết được thông tin của sản phẩm?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị đinh 43/2019/NĐ-CP, đối với các hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết:
- Tên hàng hóa
- Hạn sử dụng
- Cảnh báo an toàn (nếu có)
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Hướng dẫn sử dụng
Bài viết liên quan
Để được tư vấn thêm về Quy định ghi nhãn hàng hóa, quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 6178.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Phạm Đắc Thơm
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]