Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

Thứ 5 , 25/05/2023, 11:47


Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được quy đinh như thế nào? Khi sáp nhập doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan nhất!

Câu hỏi của bạn:        

     Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020

Nội dung tư vấn: 

1. Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

     Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

     Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là việc một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 về sáp nhập doanh nghiệp là việc “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản; quyền; nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập; đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

     Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan; trừ trường hợp được quy định tại Luật cạnh tranh là: một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việc sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội; tiến bộ kỹ thuật; công nghệ.

     Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.

     Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty; và công ty sau khi bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại.

3. Ưu, nhược điểm của việc sáp nhập doanh nghiệp

3.1: Về ưu điểm

     Việc sáp nhập doanh nghiệp có các ưu điểm sau:

  • Mở rộng thị phần của doanh nghiệp mới sáp nhập: Sau khi sáp nhập, nhờ các mối quan hệ và vị thể vốn có của các doanh nghiệp sáp nhập mà doanh nghiệp mới sau khi hoàn thành sẽ tránh được nhiều sự cạnh tranh trên thị trường, do đó việc mở rộng thị phần và kiểm soát thị trường được thực hiện nhanh chóng và ít rủi ro hơn;

  • Hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn, hạn chế rủi ro: doanh nghiệp khi được sáp nhập vào doanh nghiệp khác có thể đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn khi tăng quy mô sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động, chi nhánh kinh doanh; tăng cường mạng lưới khách hàng cũng sẽ góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh tốt hơn; giảm thiểu được nhiều rủi ro do việc hình thành sản phẩm và thị trường mới;
  • Giảm chi phí và nâng cao nguồn nhân lực: Doanh nghiệp sau khi sáp nhập có thể tận dụng được nguồn nhân lực đã có, cắt giảm những vị trí không cần thiết và đào tạo, bồi dưỡng nhân sự từ đó cải thiện bộ máy nhân sự của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển;

  • Ưu điểm về vấn đề thời gian: các doanh nghiệp khi sáp nhập đã có cơ sở, dây chuyền sản xuất kinh doanh và sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động; giúp tiết kiệm được thời gian, tận dụng lợi thế mà trên thị trường;

     Xét về tổng thể sáp nhập doanh nghiệp có nhiều ưu điểm, từ những ưu điểm đó cũng đồng thời mang lại lợi ích giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô kinh doanh có thể thâm nhập vào thị trường mới hay là hai bên có thể khai thác lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

3.2: Về nhược điểm

     Việc sáp nhập doanh nghiệp còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Giá trị thương mại của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ gặp khó khăn trong việc định lượng: Việc xác định, đánh giá giá trị thương mại, nếu có sai sót xảy ra trong quá trình định giá, doanh nghiệp mới thành lập không tạo ra giá tị, không kinh doanh hiệu quả nhanh chóng bị thị trường bỏ rơi.
  • Khó khăn trong việc quản lý doanh nghiệp mới thành lập: có thể xuất phát do mâu thuẫn nội bộ từ việc nắm quyền sau khi sáp nhập, các yếu tố tài chính chưa được thống nhất dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp mới sáp nhập có thể thiếu tình đồng bộ do khác biệt về văn hóa doanh nghiệp, đặc điểm kinh doanh và hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nếu trong quá trình đàm phán, thương lượng sáp nhập doanh nghiệp không đạt được, nếu không thuyết phục được họ về tính khả thi và khả năng đem lại hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp, có thể dẫn đến việc đánh mất một số cổ đông lớn;
  • Có thể có nguy cơ đánh mất khách hàng và thị trường: Mục đích chính của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp là nâng cao giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi mua bán không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, dẫn đền việc khách hàng rời đi, không khẳng định được vị thế trên thị trường;
  • Hiệu quả không được như mong đợi: Doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để nghiên cứu, tìm hiểu khi sáp nhập với một doanh nghiệp khác, tuy nhiên hiệu quả thì có thể không như mong đợi. Doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn đó đầu tư vào những dự án tiềm năng, dễ thu được lợi nhuận và tỷ lệ thành công cao hơn.

4. Hỏi đáp về điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

Câu hỏi 1: Quy trình sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành?

     Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy trình sáp nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập;
  • Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định;
  • Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định.

Câu hỏi 2: Loại hình doanh nghiệp khác nhau có được sáp nhập với nhau không?

     Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020 chỉ quy định: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 

     Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại hình công ty khác khau có thể sáp nhập cùng nhau.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com