Cần lưu ý gì khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi?
Thứ 3 , 19/11/2024, 10:38
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, cần lưu ý những gì khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi về những lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động năm 2019;
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
1. Thế nào là người lao động cao tuổi?
Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:
- Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
- Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
2. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi
2.1. Thời gian làm việc của người lao động cao tuổi
Theo Khoản 2 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời gian làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về thời gian làm việc được rút ngắn tối đa cho người lao động cao tuổi. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian làm việc nhiều hơn so với thời gian tối thiểu theo quy định luôn khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện vì đây là chính sách có lợi cho người lao động đặc biệt là người lao động cao tuổi.
2.2. Các trường hợp doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng với người lao động cao tuổi
Doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng với người lao động cao tuổi trong các trường hợp sử dụng người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
2.3. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động cao tuổi
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe của từng loại công việc mà người sử dụng lao động tuyển dụng và sắp xếp công việc phù hợp cho người cao tuổi.
Hàng năm, cứ 06 tháng một lần, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi. Hồ sơ sức khỏe của người cao tuổi phải được người sử dụng lao động quản lý và theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
2.4. Đóng bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi
Trường hợp người lao động cao tuổi đã đủ tuổi nghỉ hưu và đáp ứng các điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được hưởng chế độ hưu trí (hưởng lương hưu hàng tháng). Khi đó người lao động cao tuổi không còn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi trong trường hợp này không phải đóng các loại bảo hiểm cho người cao tuổi.
Trường hợp người cap tuổi đã đủ tuổi nghỉ hữu nhưng chưa đủ các điều kiện hưởng lương hưu, doanh nghiệp và người lao động cao tuổi vẫn tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên), đóng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (nếu giao kết hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên) đến khi người lao động cao tuổi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
6. Hỏi đáp về lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi
Câu hỏi 1:Sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm có bị phạt không?
Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Câu hỏi 2: Doanh nghiệp được ký loại hợp đồng lao động nào với người cao tuổi?
Căn cứ: Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019
Có 02 loại hợp đồng lao động mà các bên có thể lựa chọn:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn (không quá 36 tháng)
Khi sử dụng lao động cao tuổi, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.
Câu hỏi 3: Doanh nghiệp được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ không?
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019 không có quy định nào hạn chế việc sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng những người này làm thêm giờ, người sử dụng lao động cũng cần đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….
Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi
Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Hồng Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]