Lao động nước ngoài được hưởng chế độ thai sản không?
Thứ 6 , 02/08/2024, 08:04
1. Lao động nước ngoài được hưởng chế độ thai sản không?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã nêu rõ về lao động nước ngoài là một chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. Cụ thể:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.
Theo đó, lao động nước ngoài sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính Phủ. Đồng thời, lao động nước ngoài cũng cần đáp ứng các yêu cầu về điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
-
Người lao động phải là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
-
Người lao động phải có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Bên cạnh các điều kiện nêu trên, căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng nêu rõ về đối tượng áp dụng cần đáp ứng các điều kiện gồm:
Thứ nhất, người lao động phải là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Thứ hai, đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam) thì cần không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định Nghị định 143/2018/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau:
-
Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam).
-
Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu (theo quy định tại khoản 1, Điều 169 của Bộ luật Lao động hiện hành).
Do đó, người lao động nước ngoài sẽ có được hưởng chế độ thai sản theo các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành.
2. Điều kiện để lao động nước ngoài được hưởng chế độ thai sản
Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về các điều kiện để lao động nước ngoài được hưởng chế độ thai sản tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo khoản 1, Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định rõ:
“Điều 5. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất”.
Cụ thể, người lao động người nước ngoài để được hưởng chế độ thai sản cần phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam. Như vậy, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng các chế độ từ bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó có chế độ thai sản.
Theo khoản 1, Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về chế độ thai sản. Tại đây, các điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:
Thứ nhất, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-
Lao động nữ mang thai.
-
Lao động nữ sinh con.
-
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
-
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
-
Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
-
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Thứ hai, đối với người lao động là lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Thứ ba, đối với lao động nữ sinh con thì theo quy định trên sẽ cần đảm bảo việc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thứ tư, người lao động đủ điều kiện quy định tại 02 trường hợp:
-
Đối với người lao động là lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
-
Đối với lao động nữ sinh con thì theo quy định trên sẽ cần đảm bảo việc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Nếu người lao động đã đáp ứng các điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định bao gồm:
-
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con (Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
-
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi (Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
-
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
-
Mức hưởng chế độ thai sản (tại khoản 1, Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
Nếu đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên thì người lao động nước ngoài hoàn toàn có thể được hưởng chế độ thai sản khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nước ngoài
Căn cứ khoản 1, Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định về thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nước ngoài sẽ được thực hiện theo thủ tục hưởng chế độ thai sản tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:
Thứ nhất, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm các nộp hồ sơ theo quy định như sau về cho người sử dụng lao động:
-
Hồ sơ tại khoản 1 và khoản 2, Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bao gồm:
“Điều 100. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp”.
-
Hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bao gồm:
“Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi”.
Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
-
Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
-
Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
-
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
-
Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
-
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai (đối với trường hợp lao động nữ sinh con cần đảm bảo việc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).
-
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi (Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi).
Sau khi nộp đủ các giấy tờ nêu trên, người lao động cần tiếp tục xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết hồ sơ nhanh chóng nhất.
Thứ hai, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể hồ sơ cần lập sẽ bao gồm:
“Điều 100. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này”.
“Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập”.
Thứ ba, nhận kết quả. Liên quan đến trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
-
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Người sử dụng lao động có thể nhận danh sách giải quyết tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính, giao dịch điện tử. Đồng thời, người sử dụng lao động nhận tiền trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội để chi trả cho người lao động.
Đối với các trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Câu hỏi liên quan
Câu 1. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm trở lên với người sử dụng lao động thì có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam”.
Do đó, trường hợp lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ có hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm trở lên với người sử dụng lao động thì sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bởi để có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động bên cạnh việc có hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm trở lên với người sử dụng lao động thì còn cần phải có thêm giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Câu 2. Lao động nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về chế độ thai sản. Tại đây, các điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Nêu rõ về việc lao động nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng các điều kiện:
-
Lao động nữ sinh con hoặc lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
-
Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với người lao động trong hai trường hợp nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “Lao động nước ngoài được hưởng chế độ thai sản không”, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Vũ Phương Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]