Xử phạt hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh

Thứ 5 , 25/07/2024, 08:47


     Quỹ bảo hiểm y tế có vai trò bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế. Vậy xử phạt hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh được quy định như thế nào? Cùng luật toàn quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế

     Hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế là hành vi cố ý sửa chữa, làm giả hoặc làm sai lệch các thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm những hành vi sau:

  • Sửa chữa thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, số thẻ bảo hiểm y tế.....
  • Sửa chữa thông tin bảo hiểm như mức bảo hiểm, số tiền bảo hiểm..... 

2. Xử phạt hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y  tế để khám bệnh.

     Căn cứ Điều 84, 90 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì người sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh có thể bị phạt hành chính khi mà có những hành vi sau:

     Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc là sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong những mức sau đây:

  • Từ 1.000.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
  • Từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

     Xử phạt hành vi vi phạm quy định về xác định các quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế:

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xác định về quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với các thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

     Phạt tiền đối với hành vi xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với các thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
  • Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
  • Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
  • Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
  • Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
  • Từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm mà có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.

3. Hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

     Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội gian lận bảo hiểm y tế như sau:

Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     Như vậy, tại điểm b khoản 1 điều trên người có hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,  phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu 1: Thẻ bảo hiểm y tế có dấu hiệu bị tẩy xóa, sửa chữa có được hưởng chế độ bảo hiểm không?

     Căn cứ điểm b khoản 4 điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng khi thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa.

Câu 2: Người lao động có thể xin cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế khi bị sửa chữa, tẩy xóa không?

     Căn cứ điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008 thẻ bảo hiểm y tế bị tẩy xóa, sửa chữa thì sẽ không được xin cấp đổi. Tuy nhiên thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau:

  • Rách, nát hoặc hỏng;

  • Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

  • Thông tin ghi trong thẻ không đúng (Trường hợp này chỉ được đổi nếu thông tin trong thẻ không đúng với thông tin của người lao động, khi cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ?

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến xử phạt hành vi sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 6178.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com