Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không?

Thứ 6 , 02/08/2024, 05:45


Hiện nay, việc đóng BHYT cho người nước ngoài có gì khác biệt và thủ tục như thế nào là mối quan tâm đặc biệt, vậy người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không,  hãy cùng Luật Toàn Quốc chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây    

1. BHYT hộ gia đình là gì?

     Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2014, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

     Hộ gia đình là một tập hợp (nhóm người) cùng chung sống trên cơ sở những mối quan hệ đặc biệt tạo nên sự ràng buộc về mặt vật chất cũng như tinh thần giữa các thành viên, hiểu đơn giản là toàn bộ thành viên trong một gia đình có tên ghi trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

     Như vậy, bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc đối với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không

2. Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không?

     Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định những người được tham gia bảo hiểm y tế, luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế. Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài muốn tham gia bảo hiểm y tế thì vẫn được. Nhưng chỉ áp dụng trong một số trường hợp. 

     Cụ thể căn cứ Điều 1 và Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm mà người nước ngoài có thể tham gia bảo hiểm y tế như sau:

     Theo Điều 1 quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

     Theo Điều 5 quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:

  • Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
  • Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoặc người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

     Như vậy, người lao động nước ngoài chỉ được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình nếu thuộc trường hợp có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

3. Thủ tục đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình cho người nước ngoài

     Công văn số 3170/BHXH-BT đã có hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến Huyện.
  • Mẫu DK01 Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT, ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào Cột 8 và nộp tiền đóng BHYT tại Đại lý thu hoặc tại BHXH quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh
  • Mẫu DK04 Danh sách tham gia BHYT của đối tượng tự đóng BHYT
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
  • Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.

Người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không

 

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu 1: Mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài

     Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng của BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở:

  • Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở.
  • Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất.
  • Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất.
  • Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất.

     Lưu ý: Mức lương cơ sở được tính theo quy định của Luật hiện hành. Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay tính từ 01/07/2019 là 1.490.000 đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ban hành ngày 9/5/2019.

Câu 2: Mức đóng BHYT bắt buộc cho người nước ngoài

     Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết về mức đóng BHYT, mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định.

     Theo đó, pháp luật về bảo hiểm y tế không có sự phân biệt đối với người lao động là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài. Người lao động nước ngoài cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm y tế hiện hành và phải tham gia bảo hiểm y tế nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 03 tháng trở lên.

    Bài viết cùng chuyên mục:

​     Để biết thêm những thông tin cần thiết về người nước ngoài có được tham gia BHYT hộ gia đình không, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn! 

Chuyên viên: Lê Hữu Phước

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com