Xử lý hình sự đối với tội huỷ hoại rừng như thế nào?

Thứ 3 , 23/01/2024, 17:39


Bảo vệ rừng là vấn đề cấp thiết mà bất cứ quốc gia nào cũng ưu tiên hàng đầu, trong đó bao gồm Việt Nam. Việc huỷ hoại rừng trái phép trong nhiều năm vừa qua đã ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của nước ta. Vậy theo Bộ luật hình sự 2015, mức phạt hình sự đối với tội huỷ hoại rừng như thế nào?

1. Huỷ hoại rừng là gì?

     Theo Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi tại khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại rừng: "Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng"

     Như vậy, có thể hiểu việc huỷ hoại rừng bao gồm ba hành động là đốt rừng, phá rừng trái phép hoặc các hành vi khác gây huỷ hoại rừng. Ví dụ:

  • Hành vi đốt rừng trái phép là hành vi dùng lửa hoặc hóa chất làm cho rừng bị cháy như: đốt rừng để lấy đất trồng cây, làm nương rẫy; đốt rừng để săn bắt động vật, đốt rừng để lấy mật ong...

  • Hành vi phá rừng trái phép là hành vi chặt cây rừng, nhổ cây mới trồng nhưng chưa thành rừng như cây đước mới trồng ven biển, dùng chất nổ để khai thác lâm sản trong rừng…

  • Hành vi khác hủy hoại rừng trái phép là ngoài hành vi đốt hoặc phá rừng, người phạm tội có những hành vi như dùng chất độc, chất hóa học nhằm làm cho cây rừng bị chết…

2. Mức phạt hình sự đối với cá nhân huỷ hoại rừng?

     Căn cứ Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi tại điểm a khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về người phạm tội hủy hoại rừng như sau:

Điều 243. Tội huỷ hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);
đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);
h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
i) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;
b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên;
c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên;
d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên;
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     Như vậy, cá nhân phạm tội hủy hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định lên đến 05 năm.

3. Mức phạt hình sự đối với pháp nhân huỷ hoại rừng?

     Mức phạt hình sự đối với tội huỷ hoại rừng có sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân. Theo khoản 5 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

     Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

     Như vậy, mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân phạm tội hủy hoại rừng có thể lên đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này, mức hình phạt cao nhất là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

4. Hỏi đáp về Mức phạt hình sự đối với tội huỷ hoại rừng

Câu hỏi 1. Pháp nhân là gì?

     Bộ luật dân sự 2015 vẫn chưa định nghĩa cụ thể pháp nhân là gì, tuy nhiên có thể hiểu pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm: Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Câu hỏi 2. Mức phạt hành chính đối với hành vi huỷ hoại rừng là bao nhiêu?

     Theo Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP) thì cá nhân thực hiện hành vi phá rừng trái pháp luật như mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng. Đối với tổ chức thực hiện hành vi hủy hoại rừng thì sẽ bị xử phạt gấp đôi (tức là 400.000.000 đồng).

Bài viết liên quan:

    Để được tư vấn chi tiết về Người thử việc có được trả lương làm thêm giờ vào ngày lễ không?, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com