Tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
Chủ nhật , 31/03/2024, 07:53
1. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Tại điều 50 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau:
-
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài ra căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
Theo điều 84 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 84. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Cấu thành giảm nhẹ (tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự) là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ít nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này, cấu thành giảm nhẹ bao giờ cũng có khung hình phạt nhẹ hơn so với cấu thành cơ bản.
3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
Cơ sở pháp lý: Điều 85 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 85. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
b) Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
e) Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Cấu thành tăng nặng) có thể hiểu là nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này, cấu thành tăng nặng bao giờ cũng có khung hình phạt nặng hơn so với cấu thành cơ bản.
4. Hỏi đáp tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Câu 1. Khi pháp nhân thương mại đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hài do hành vi phạm tội gây ra thì có được miễn hình phạt không?
Theo quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự năm 2015 thì pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Như vậy, trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội có đủ hai điều kiện, đó là: “đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” sẽ là căn cứ để miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Câu 2: Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội là gì?
Theo quy định tại Điều 33 BLHS năm 2015, hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội có hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Cụ thể:
Hình phạt chính bao gồm:
-
Phạt tiền,
-
Đình chỉ hoạt động có thời hạn,
-
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn,
Hình phạt bổ sung bao gồm:
-
Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định,
-
Cấm huy động vốn,
-
Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Các bài viết liên quan.
- Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
-
Tội lừa dối khách hàng bị xử phạt như thế nào
Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về Tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: lienhe@luattoanquoc.com