Quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Thứ 6 , 13/05/2022, 06:44


Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại gây ra. Vậy hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội được pháp luật quy định như thế nào?

 Câu hỏi của bạn:

    Xin chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Xin cảm ơn!

     Câu trả lời của luật sư: 

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

     Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Bộ luật Dân sự 2015;

Nội dung tư vấn:

1. Pháp nhân thương mại là gì? Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại?

      Căn cứ Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:

“Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

     Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, đồng thời cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.

2. Nguyên tắc xử lý hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện

      Căn cứ khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về nguyên tắc xử lý hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc xử lý
....
2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.”

      Như vậy, pháp luật hình sự quy định rất chặt chẽ về nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội: hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo quy đúng pháp luật, và bình đẳng giữa các pháp nhân thương mại phạm tội.

3. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

3.1. Hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phạm tội

      Hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Cụ thể:

  • Căn cứ Điều 77 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt phạt tiền như sau:

"Điều 77. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng."
Căn cứ Điều 78 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn như sau:

  • Điều 78 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

"Điều 78. Đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm."

  • Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

"Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động."

3.2. Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội

      Đối với hình phạt bổ sung, pháp luật quy định hai hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội, cụ thể:

  • Căn cứ Điều 80 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định như sau:

"Điều 80. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.
2. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.
3. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật."

  • Căn cứ Điều 81 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về hình phạt cấm huy động vốn như sau:

"Điều 81. Cấm huy động vốn
1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
a) Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư;
b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
c) Cấm huy động vốn khách hàng;
d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật."

  • Căn cứ khoản 1 Điều 82 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

"Điều 82. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
c) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra."

     Như vậy, theo các quy định nêu trên thì các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

4. Hỏi đáp về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Câu hỏi 1. Pháp luật có quy định về trường hợp miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội không? 

 
       Theo quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự năm 2015 thì pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Như vậy, trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội có đủ hai điều kiện, đó là: “đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” sẽ là căn cứ để miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Câu hỏi 2. Luật sư cho tôi hỏi về trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu pháp nhân thương mại phạm tội nhưng đã thiện chí khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hậu quả gây ra thì có được Tòa án xem xét, cân nhắc để giảm nhẹ khung hình phạt không ạ?

       Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại gây ra, xem xét các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình phạt. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, trường hợp người phạm tội "tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả" là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội tới địa chỉ:  lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ánh Tuyết

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com