Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật đất đai

Thứ 5 , 11/11/2021, 10:27


       Hòa giải tranh chấp đất đai là một thủ tục hành chính về đất đai. Đây là thủ tục được Nhà nước khuyến khích thực hiện. Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

Câu hỏi của bạn:

   Xin chào Luật sư, hiện tại tôi và hàng xóm đang có tranh chấp về đất đai. Chúng tôi đang được tư vấn tiến hành thủ tục hòa giải. Tôi rất mong được Luật sư thông tin thêm cho tôi về thủ tục này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Câu trả lời của Luật sư:

   Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
  • Nghị định 148/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai
  • Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án

1. Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

     Hiện nay theo quy định pháp luật không có khái niệm về hòa giải tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, tại điều 3 Lậut đất đai có quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.  

     Như vậy, có thể hiểu hòa giải tranh chấp đất đai là việc các bên tự thương lượng, hòa giải với nhau hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên.

      Hiện nay, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Khi nào phải hòa giải tranh chấp đất đai

      Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì cần phải thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất

     Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không bắt buộc.

     Như vậy, khi có tranh chấp cần xác định rõ trường hợp tranh chấp đó thuộc tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất hay tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất để thực hiện hòa giải theo đúng quy định pháp luật.

3. Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai

      Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

3. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai

    Người đề nghị nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai

   Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

-    Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất

-    Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
  • Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
  • Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc;
  • Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc;
  • Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
  • Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

-   Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 3: Ra kết quả hòa giải tranh chấp đất đai

-    Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung:

  • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
  • Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

-    Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 4: Xử lý phát sinh sau khi có biên bản hòa giải

      Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

      Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại khoản 5 điều 202 Luật đất đai.

      Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

4. Hỏi đáp về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Câu hỏi 1: Việc tiến hành hỏa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất có phải là thủ tục bắt buộc không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất là bắt buộc, nếu không hòa giải sẽ không khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết được.

Câu hỏi 2: Thời hạn giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai là bao nhiêu ngày?

  • Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định
  • Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện thì được tăng thêm 15 ngày.

     Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn hoặc sử dụng dịch vụ về hòa giải tranh chấp đất đai thì quý khách hàng có thể tham khảo các dịch vụ mà Luật Toàn Quốc cung cấp dưới đây:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, hoặc các vấn đề khác liên quan đến thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Tiến Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com