Tổng đài tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thứ 5 , 19/08/2021, 09:33


Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp đang xảy ra khá phổ biến trên thực tế hiện nay. Vậy hiểu về tranh chấp đất đai như thế nào cho đúng. Và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào?

1. Tranh chấp đất đai là gì?

     Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

     Theo đó, chỉ những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, bao gồm cả tranh chấp xác định ranh giới đất mới được xác định là tranh chấp đất đai.

     Ngoài ra, đối với các tranh chấp như tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế di sản là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất đều được xác định là tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất (Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP)

     Việc xác định đúng loại tranh chấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì phải xác định được tranh chấp xảy ra là tranh chấp đất đai hay tranh chấp khác liên quan đến đất đai thì mới xác định được đúng trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đó.                          

2. Quy định về hòa giải tranh chấp đất đai

2.1 Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải tranh chấp đất đai

     Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013, khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp tự tiến hành hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.

     Theo quy định tại luật hòa giải ở cơ sở, cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố). Do đó, việc hòa giải ở cơ sở chính là hòa giải trong phạm vi thôn, phố.

     Như vậy, việc các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc phải thực hiện đối với các tranh chấp đất đai.

2.2 Bắt buộc phải tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Khoản 2 Điều 202 quy định:

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

     Theo đó, đối với tranh chấp đất đai (như đã phân tích ở trên là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của chủ sử dụng đất) thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.

     Còn với các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất... thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã là không bắt buộc

3. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

3.1 Thời hạn tiến hành hòa giải

     Theo quy định, khi xảy ra tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải.

      Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

3.2 Thành phần hội đồng hòa giải

     Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tiến hành hòa giải.

     Thành phần hội đồng hòa giải được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, gồm có:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
  • Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
  • Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
  • Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

3.3 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

     Để tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, UBND cấp xã sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

Bước 2: Thành lập hội đồng hòa giải

Hội đồng hòa giải bao gồm đầy đủ các thành phần theo quy định.

Bước 3: Tổ chức hòa giải

Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

3.4 Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai

     Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản. Biên bản có thể là biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành.

     Nội dung biên bản bao gồm:

  • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
  • Thành phần tham dự hòa giải;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
  • Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

     Về hình thức:

  • Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

                            

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

4.1 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là gì?

     Hiện nay pháp luật không có quy định về khái niệm thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, tuy nhiên có thể hiểu, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là trình tự các bước mà pháp luật quy định để cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đó thực hiện việc giải quyết các tranh chấp đất đai giữa các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất.

4.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

     Theo Điều 203 Luật đất đai 2013, đối với tranh chấp đất đai, sau khi hòa giải không thành tại UBND cấp xã, các bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính tại UBND hoặc theo thủ tục tố tụng tại Tòa án. Cụ thể:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

4.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính

     Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính được thực hiện tại UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên môi trường.

    Cụ thể theo Điều 89, 90 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính được tiến hành như sau:

a) Đối với tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, cấp tỉnh

Bước 1: Đương sự nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết

Bước 3: Cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết (nếu cần), hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp

b) Đối với tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bước 1: Đương sự nộp đơn tại Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bước 2: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết

Bước 3: Đơn vị tham mưu thu thập, nghiên cứu hồ sơ, tổ chức hòa giải, yêu cầu lập đoàn công tác tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương (nếu cần), hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bước 4: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp

4.4 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa

Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.

Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.

Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

5. Dịch vụ tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

5.1 Khó khăn khi giải quyết tranh chấp đất đai

     Như đã trình bày ở trên, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau, và nội dung nào cũng khá phức tạp, dẫn đến khi xảy ra tranh chấp đất đai mà các bên tự mình giải quyết tranh chấp thì có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

     Điển hình phải kể đến như:

  • Xác định không đúng loại tranh chấp mà mình đang gặp phải, từ đó thực hiện sai quy trình;
  • Không biết cách soạn đơn yêu cầu sao cho đầy đủ nội dung để cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết;
  • Lựa chọn không đúng cơ quan có thẩm quyền nên hồ sơ có thể bị trả về nhiều lần;
  • Bị gây khó dễ khi nộp đơn hoặc kéo dài thời gian giải quyết so với quy định;
  • Không chuẩn bị đủ hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc hồ sơ khởi kiện;
  • Không biết cách thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình...

     Trên đây chỉ là một số ít những vướng mắc mà khách hàng có thể gặp phải khi giải quyết tranh chấp đất đai, ngoài ra, trên thực tế với mỗi trường hợp cụ thể lại có những khó khăn khác nhau.

5.2 Dịch vụ tư vấn Luật Toàn Quốc

     Nếu bạn đang bị một trong những vướng mắc trên làm khó khi giải quyết tranh chấp đất đai thì cũng đừng lo lắng, chúng tôi - Công ty Luật Toàn Quốc sẽ đồng hành cùng bạn.

     Luật Toàn Quốc là một trong những công ty Luật hàng đầu hiện nay với đội ngũ Luật sư kiến thức chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm thực tế; chuyên viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình, sáng tạo và đội ngũ cộng tác viên đông đảo trên khắp các tỉnh thành, sẽ giúp cho vấn đề của bạn được giải quyết dễ dàng hơn bao giờ hết.

     Khi sử dụng dịch vụ do Luật Toàn Quốc cung cấp, bạn sẽ được hỗ trợ các vấn đề sau đây:

  • Tư vấn toàn bộ các quy định của pháp luật về hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Soạn thảo, hướng dẫn soạn đơn yêu cầu hòa giải, đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, đơn khởi kiện;
  • Hướng dẫn lựa chọn cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị hồ sơ;
  • Thay mặt nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp, hồ sơ khởi kiện;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
  • Đại diện tham gia quá trình giải quyết tranh chấp tại Ủy ban, Tòa án;
  • Thực hiện khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai...

5.3 Cách thức liên hệ hỗ trợ

     Khách hàng có nhu cầu tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có thể liên hệ Luật Toàn Quốc theo một trong các cách thức sau đây:

Tư vấn qua điện thoại: Bạn có thể gọi điện trực tiếp tới tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí theo số điện thoại 1900178 để được hỗ trợ tốt nhất và nhanh nhất. Đây là hình thức tư vấn nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất, không bị cản trở bởi các yếu tố về không gian, thời gian hay khoảng cách địa lý mà bạn vẫn được trao đổi trực tiếp với Luật sư, chuyên viên nhiều kinh nghiệm. Dù bạn ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, chỉ cần nhấc máy lên chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn luật đất đai qua Email: Nếu bạn không thể gọi điện thì bạn hãy gửi câu hỏi tư vấn địa chỉ Email: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ tư vấn qua Email cho bạn tuy nhiên do chúng tôi nhận được rất email lên có thể việc tư vấn qua email sẽ mất nhiều thời gian và không diễn đạt hết ý hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, dẫn đến việc tư vấn có thể không đạt hiệu quả cao.

Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Nếu vụ việc của bạn có nhiều tình tiết phức tạp hoặc liên quan đến nhiều loại hồ sơ, giấy tờ bạn có thể tư vấn trực tiếp tại trụ sở chính của chúng tôi: Số 463 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ  Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

                    

6. Tình huống tham khảo:

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ hoặc giấy tờ về đất đai

     Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về đất đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com