Thủ tục chấm dứt việc giám hộ được thực hiện như thế nào?
Thứ 4 , 20/11/2024, 10:07
1. Giám hộ là gì?
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự 2015, giám hộ được hiểu như sau:
- Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý (Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực) - sau đây gọi chung là người giám hộ để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
- Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
- Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Lưu ý: Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Điều kiện để làm người giám hộ
Theo Bộ luật dân sự 2015, điều kiện để làm người giám hộ được quy định như sau:
- Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
- Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ được thực hiện như thế nào?
3.1 Các trường hợp chấm dứt việc giám hộ
Căn cứ theo Điều 62 Bộ luật dân sự 2015, việc giám hộ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Người được giám hộ chết;
- Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
3.2 Thủ tục chấm dứt việc giám hộ được thực hiện như thế nào?
- Thẩm quyền chấm dứt việc giám hộ:
Điều 62 Bộ luật dân sự 2015 quy định thẩm quyền chấm dứt việc giám hộ như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ
- Trường hợp chấm dứt giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký việc chấm dứt giám hộ
- Thủ tục chấm dứt việc giám hộ
Việc chấm dứt việc giám hộ được quy định tại Điều 22 Luật Hộ tịch như sau:
- Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trình tự chấm dứt giám hộ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam được thực hiện tương tự.
4. Câu hỏi liên quan đến Thủ tục chấm dứt việc giám hộ
Câu hỏi 1: Hậu quả của việc chấm dứt việc giám hộ là gì?
Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật dân sự 2015, hậu quả của việc chấm dứt việc giám hộ là:
- Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
- Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
- Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
- Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Câu hỏi 2: Trường hợp nào thì thay đổi người giám hộ?
Căn cứ theo Điều 60 Bộ luật dân sự 2015, các trường hợp thay đổi người giám hộ được quy định như sau:
- Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định
- Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Thủ tục chấm dứt việc giám hộ
Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Thủ tục chấm dứt việc giám hộ,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn Thủ tục chấm dứt việc giám hộ. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Châu Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]