Theo quy định pháp luật khi nào con trai bị truất quyền thừa kế

Thứ 6 , 15/11/2024, 08:30


     Truất quyền thừa kế được hiểu như thế nào? Khi nào con trai bị truất quyền thừa kế ? Nếu bạn thắc mắc về vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi vì lý do tuổi già sức yếu nên đã chuyển về ở cùng con trai, nhưng trong quá trình chung sống con trai tôi thường uống rượu có hay chửi mắng tôi, dọa đánh tôi. Như vậy tôi có quyền được truất quyền thừa kế của nó hay không?  Xin hỏi phía luật sư rằng khi nào thì con trai bị truất quyền thừa kế?

Trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về việc khi nào con trai bị truất quyền thừa kế. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015

 Nội dung tư vấn:

1. Truất quyền thừa kế là gì?

    Theo khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quyền của người lập di chúc trong đó có quyền được truất quyền được hưởng di sản của người thừa kế. Quyền này thể hiện ý chỉ chủ quan hoàn toàn do quyết định của người để lại di sản. Người để lại di sản có thể truất quyền thừa kế của bất kì người nào và không phải thông qua cơ quan hay thủ tục pháp lý nào.

   Từ đó có thể hiểu truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản không muốn để lại tài sản của mình cho người nào đó do những lý do riêng, và được ghi vào di chúc hợp pháp. Nếu không có việc truất quyền này thì người đó sẽ được thừa kế theo đúng quy định của pháp luật .

2. Khi nào con trai bị truất quyền thừa kế 

  • Trường hợp bị truất quyền thừa kế theo di chúc 

     Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Do đó, có thể hiểu trường hợp bị truất quyền thừa kế theo di chúc là do người lập di chúc tự chỉ định người không được hưởng di sản và ý chí người này được ghi vào di chúc hợp pháp. Lý do bị truất quyền thừa kế này là do hai bên có mâu thuẫn hoặc người thừa kế không tạo dựng được mối quan hệ tốt và không tạo được niềm tin đối với người để lại di sản ngay cả khi đó có thể là con ruột của mình thì người thừa kế vẫn bị truất quyền nhận khối tài sản này.

  • Trường hợp truất quyền thừa kế theo pháp luật.

     Là trường hợp khi xét thừa kế theo pháp luật mà người thừa kế có các hành vi cụ thể sau trái với quy định của pháp luật , Căn cứ khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân  sự 2015 như sau :

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

     Tuy nhiên những người nêu trên vẫn có quyền được hưởng di sản nếu trong trường hợp người để lại di sản đã biết rõ hành vi trên nhưng ý chí chủ quan tự nguyện không ai ép buộc người để lại di chúc vẫn quyết định để lại tài sản cho những người đó .

             

3. Trường hợp bị truất quyền thừa kế nhưng vẫn được hưởng di sản

     Trong một số trường hợp sau pháp luật quy định quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, Những người được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật được quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015 gồm có :

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

     Những người nêu trên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất.

     Pháp luật tôn trong quyền tự quyết của người lập di chúc, cho họ được quyền trao lại tài sản cho bất kì người nào không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống cũng có thể trao cho bất kì cá nhân cơ quan, tổ chức nào. Song Song với đó họ cũng được quyền truất quyền thừa kế nhưng vẫn phải tuân thủ các điều kiện để di chúc hợp pháp quy định tại điều 630 BLDS 2015.

     Pháp luật quy định các đối tượng được thừa kế tài sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 644 BLDS những đối tượng thuộc Điều 644 BLDS là cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, và con chưa thành niên không có khả năng lao động vẫn sẽ được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.Quy định này đã thể hiện luật bảo vệ và quan tâm sát sao đến những đối tượng yếu thế và quan hệ huyết thống gần gũi với đối tượng để lại di chúc mặc dù họ bị truất quyền hay không thì vẫn đáng được hưởng một phần di sản do người chết để lại.Như vậy có thể hiểu người bị truất quyền thừa kế vẫn có quyền được hưởng di sản nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1.Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.

                

4. Hỏi đáp về  khi nào con trai bị truất quyền thừa kế

Câu hỏi 1:  Xin hỏi phía luật sư thì truất quyền thừa kế và không được hưởng di sản thừa kế có khác nhau không ?

  •      Truất quyền thừa kế là trường hợp theo ý chí của người lập di chúc, họ truất quyền thừa kế của người mà họ không muốn cho hưởng di sản thừa kế họ để lại.
  •      Không được hưởng di sản thừa kế được quy định tại điều 621 Bộ luật dân sự:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Câu hỏi 2: Con trai của tôi bất hiếu, hỗn láo, ngược đãi cha mẹ thì tôi có thể truất quyền thừa kế không ?

     Truất quyền thừa kế hay còn gọi là truất quyền hưởng di sản thừa kế là quyền của người lập di chúc và thể hiện ý chí của mình về việc xác lập rõ không để lại tài sản cho cá nhân nào đó vì lý do chủ quan. Ý chí này của người lập di chúc phải được thể hiện rõ trong bản di chúc hợp pháp được lập. 

      Như vậy bạn hoàn toàn có thể truất quyền thừa kế của con trai bạn dựa trên ý chí của mình và tuân thủ các điều kiện để di chúc hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về khi nào con trai bị truất quyền thừa kế.

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về khi nào con trai bị truất quyền thừa kế. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về khi nào con trai bị truất quyền thừa kế tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.                                       

     Chuyên viên: Anh Phương

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]