Quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm nhiều tội

Thứ 3 , 04/06/2024, 02:44


     Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của pháp luật. Vậy quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội như thế nào?

1. Pháp nhân là gì?

     Bộ luật Dân sự 2015 đã dành cả chương IV để quy định về pháp nhân. Tuy nhiên Bộ luật này lại không đưa ra định nghĩa cụ thể về pháp nhân là gì. Thay vào đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định:

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

     Theo đó, có thể hiểu đơn giản, pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm: Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân như thế nào?

     Theo  điều 83 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Khi tòa án quyết định hình phạt của pháp nhân sẽ dựa tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội này có đủ các điều kiện  của điều 75, 76 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 để buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự.

     Tòa án còn phải căn cứ vào việc chấp hành pháp luật của pháp nhân trong cả quá trình từ trước đến khi bị coi là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. Xem xét việc chấp hành pháp luật của pháp nhân nhằm xác định được hình phạt cũng nhưng biện pháp xứ lí đối với pháp nhân

3. Quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm nhiều tội

     Điều 86 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

Đối với hình phạt chính:

  • Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt tiền không tổng hợp với các hình phạt khác;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực hoặc hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong lĩnh vực đó;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong cùng lĩnh vực thì được tổng hợp thành hình phạt chung nhưng không vượt quá 04 năm.
  • Nếu trong số các hình phạt đã tuyên có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với toàn bộ hoạt động;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau thì không tổng hợp.

     Đối với hình phạt bổ sung 

  • Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với hình phạt đó, riêng đối với hình phạt tiền thi các khoản tiền sẽ được cộng lại để thành một hình phạt chung.
  • Nếu các hình phạt đã tuyên khác loại thì pháp nhân thương mại sẽ bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đó.

4. Hỏi đáp về quyết định hình phạt của pháp nhân phạm nhiều tội.

Câu 1: Pháp nhân phạm nhiều tội thì người đại diện pháp nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

     Khi pháp nhân (tổ chức, doanh nghiệp) phạm nhiều tội phạm, người đại diện pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

  • Nếu hành vi của người đại diện pháp nhân gây ra tội phạm, đồng thời có liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
  • Nếu người đại diện pháp nhân biết hoặc nên biết về việc pháp nhân sắp tiến hành hành vi phạm tội nhưng không ngăn chặn được hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.

Câu 2: Pháp nhân được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ở trường hợp nào?

     Không có chứng cứ về sự cố ý: Nếu có bằng chứng cụ thể chứng minh rằng hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân không được thực hiện với ý định phạm tội, mà chỉ là do vô ý hoặc do sơ xuất không lường trước được, thì pháp nhân có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Các bài viết liên quan:

 Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm nhiều tội quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com