Pháp nhân có bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Chủ nhật , 31/03/2024, 08:20


     Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội phạm phổ biến trong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Vậy pháp nhân có trách nhiệm hình sự gì với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này?

1. Pháp nhân là gì?

     Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 dành cả chương IV để quy định về pháp nhân. Tuy nhiên Bộ luật này lại không đưa ra định nghĩa cụ thể về pháp nhân là gì. Thay vào đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

     Theo đó, có thể hiểu đơn giản, pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm: Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì?

     Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, đây là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.

     Đối với pháp nhân thương mại đã được ghi nhận cụ thể tại điều 75 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó pháp nhân thương mại là phát nhân có mực tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuộn được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại gồm: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

     Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng trách nhiệm pháp lý. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân thương mại phải hánh chịu trước nhà nước, xuất phát từ hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này được quy định là tội phạm trong phát luật hình sự.

3. Pháp nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

     Căn cứ theo Điều 139 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

     “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nhiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”

     Hiện nay Bộ luật hình sự chưa quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội " lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Pháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội tại điều được liệt kê tại điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nhưng đối với các cá nhân đại diện cho pháp nhân vẫn sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

 

4. Hỏi đáp về pháp nhân có bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Câu 1: Có phải tất cả pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự không?

     Theo quy định tại điều 74 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 không phải mọi pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ duy nhất pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 2: Tự nguyền bồi thường thiệt khi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải là tình tiết giảm nhẹ không?

     Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, các tình tiết gỡ tội, làm nhẹ tội cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả được giảm nhẹ hình phạt.

 

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ 

Các bài viết liên quan.

Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?

Quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Tội lừa dối khách hàng bị xử phạt như thế nào

 

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về pháp nhân có bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?  , quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

 

 

 

 

 

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com