Pháp nhân thương mại là gì theo quy định của pháp luật?

Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38


     Bên cạnh cá nhân, pháp nhân cũng là một chủ thể được tham gia vào các quan hệ pháp luật và tham gia với tư cách của người đại diện. Vậy có phải mọi pháp nhân đều là pháp nhân thương mại hay không, pháp nhân thương mại là gì? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Pháp nhân là gì?

     Pháp nhân có thể được hiểu là tổ chức được thành lập theo một cơ cấu thống nhất, có tài sản riêng và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình để tham gia vào các quan hệ pháp luật theo quy định một cách độc lập.

     Điều kiện để trở thành pháp nhân được quy định tại khoản 1, Điều 74 BLDS 2015. Cụ thể:

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Pháp nhân thương mại là gì?

     Về pháp nhân thương mại, Điều 75 BLDS 2015 quy định: 

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuân được chia cho các thành viên

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan

     Như vậy, để được công nhân là pháp nhân thương mại, trước hết phải có đầy đủ các điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định tại Điều 74 BLDS 2015. Ngoài ra, mục tiêu chính của pháp nhân thương mại là lợi nhuận. Số lợi nhuận đạt được sẽ được chia cho các thành viên.

     Việc thành lập hay chấm dứt của pháp nhân thương mại đều phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật

3. Các loại hình phạt có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại

     Pháp nhân thương mại với bản chất là một pháp nhân, cũng phải độc lập chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự theo quy định nếu người đại diện hoặc người đứng đầu thực hiện các hành vi vi phạm. Theo đó, Bộ luật Hình sự 2015 quy định 03 hình phạt chính và 03 hình phạt bổ sung đối với các pháp nhân thương mại. Theo đó:

     Hình phạt chính bao gồm:

  • Phạt tiền
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

        Hình phạt bổ sung bao gồm:

  • Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
  • Cấm huy động vốn
  • Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính ) 

4. Hỏi đáp về pháp nhân thương mại

Câu hỏi 1: Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại?

     Pháp nhân thương mại có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận thu được sẽ chia cho các thành viên. Loại hình pháp nhân thương mại có thể là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

     Trong khi đó, pháp nhân phi thương mại không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Một số loại hình pháp nhân phi thương mại có thể kể đến là: Cơ quan nhà nước; Đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị - xã hội; Quỹ từ thiện,...

Câu hỏi 2: Doanh nghiệp tư nhân có phải pháp nhân thương mại không?

     Về bản chất, vốn của doanh nghiệp tư nhân chính là tài sản của chủ sở hữu, tức là chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản mà mình có. Như vậy, tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản của chủ sở hữu nên không đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 74 BLDS 2015, vì thế cũng không phải là pháp nhân thương mại.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về pháp nhân thương mại, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

 

Chuyên viên: Hải Đường

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]