Pháp luật hiện hành quy định khai nhận di sản thừa kế là gì

Thứ 3 , 19/11/2024, 10:38


Làm sao để nhận di sản thừa kế của người đã chết để lại? Pháp luật hiện hành quy định khai nhận di sản thừa kế là gì? 

1.  Khai nhận di sản thừa kế là gì?

     Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể khái niệm về khai nhận di sản thừa kế, tuy nhiên có thể hiểu một cách khái  khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện liên quan đến việc nhận di sản thừa kế .

     Theo đó, việc khai nhân di sản thừa kế nhằm xác nhận quyền tài sản với di sản của người đã khuất để lại, hay nói cách khác là việc xác nhận quyền tài sản đối với di sản thừa kế của được thừa kế trong di chúc hoặc  theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế. 

     Luật Công chứng hiện hành quy đinh hai trường hợp phải khai nhận di sản thừa kế là: 

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
  • Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

2.  Hồ sơ công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế gồm những loại giấy tờ gì?

      Theo pháp luật hiện hành, văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được công chứng theo quy định. Theo đó, hồ sơ công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
  • Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản?
  • ...

3. Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế 

     Trình tự, thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện theo 3 bước như sau:
  • Bước 1: Nộp hồ sơ

       - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với các loại giấy tờ như  đã nêu trên nộp lên cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc công chứng.

       - Cơ quan có thẩm quyền công chứng: Văn phòng công chứng

  •  Bước 2: Thụ lý hồ sơ

       - Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và ghi vào sổ công chứng

       - Trường hợp hồ sơ thiếu, sai: Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng hoàn thiện, bổ sung

  • Bước 3: Niêm yết việc thụ lý công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế 

       - Thời hạn niêm yết: 15 ngày kể từ ngày niêm yết

       - Địa điểm niêm yết:  Thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

         + Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

         +  Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

         Lưu ý: Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

         Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

4. Câu hỏi liên quan đến Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Câu hỏi 1: Pháp luật hiện hành quy định về việc thừa kế như thế nào?

      Theo quy định pháp luật hiện hành, có hai trường hợp thừa kế như sau:

  • Thừa kế theo di chúc  

      - Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, việc phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện dựa trên bản di chúc mà người chết để lại,  bao gồm: người được hưởng thừa kế, phần di sản thừa kế,..

      - Di chúc phải được lập thành văn bản, trong trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng

  • Thừa kế theo pháp luật

      - Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

      - Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

      + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

      + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

      + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

      - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

      - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Câu hỏi 2: Di sản thừa kế là gì?

     Di sản thừa kế là tài sản của người đã chết để lại cho người sống. Theo quy định của pháp luật hiện hành, di sản  bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

     Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản hoặc quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại...

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Khai nhận di sản thừa kế là gì,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn Khai nhận di sản thừa kế là gì? Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Châu Anh

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]