Quy định về giám sát việc giám hộ

Thứ 4 , 26/07/2023, 17:39


Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về giám sát việc giám hộ? Luật Toàn Quốc xin giới thiệu tới bạn đọc những thông tin quan trọng và bổ ích về Giám sát việc giám hộ qua bài viết dưới đây.

Câu hỏi của bạn:

     Thưa luật sư, giám sát việc giám hộ có cần đăng ký tại UBND cấp xã không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giám sát việc giám hộ có cần đăng ký tại UBND cấp xã không, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn:

1. Giám sát việc giám hộ là gì?

     Giám sát việc giám hộ là việc người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ. Muc đích của giám sát việc giám hộ nhằm giám sát, kiểm tra để đảm bảo việc giám hộ được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ.

2. Giám sát việc giám hộ theo quy định pháp luật

     Người giám sát việc giám hộ bao gồm các đối tượng sau:

  • Những người thân thích của người được giám hộ, bao gồm: vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
  • Cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
  • Nếu không có ai trong 2 trường hợp trên thì UBND xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Nếu có tránh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.

     Điều kiện người giám sát việc giám hộ:

     Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015, thì điều kiện của người giám sát việc giám hộ bao gồm:

  • Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân và có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân. Đây là căn cứ để người giám sát có khả năng thực hiện việc giám sát (liên quan đến yếu tố nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân một cách đầy đủ; liên quan đến khả năng thực hiện việc giám sát không trái với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của pháp nhân)
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát nhằm đảm bảo việc giám sát là thực tế, không phải trên danh nghĩa. 
  • Việc cử chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người giám hộ. Điều kiện thứ ba nhằm đảm bảo nguyên tắc tự quyết của đương sự theo tiêu chí của pháp luật dân sự. 
  • Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì giám sát phải đăng ký tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Việc đăng ký giám sát tại UBND cấp xã giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để giải quyết và theo dõi tình hình giám sát tránh tình trạng ngừi giám sát chuộc lợi từ tài sản của người được giám hộ.

     Như vậy: Chỉ có trường hợp giám sát việc giám hộ iên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì giám sát phải đăng ký tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ, còn những trường hợp khác không yêu cầu phải đăng ký giám sát việc giám hộ.

​3. Quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ:

     Căn cứ khoản 4 Điều 51 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các quyền, nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ như sau:

     Thứ nhất, người giám sát việc giám hộ sẽ theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ. Người này có quyền được cung cấp thông tin, nắm bắt quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến người được giám hộ. Đồng thời, trong hoạt động hàng ngày như chăm sóc cho người được giám hộ thì người giám sát cũng có quyền kiểm tra, được cung cấp thông tin có liên quan.

     Thứ hai, người giám sát việc giám hộ có quyền xem xét, có ý kiến kịp thời bằng vãn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến tài sản của người được giám hộ. Trong trường hợp, người giám sát việc giám hộ thể hiện sự không đồng ý với những giao dịch mà pháp luật yêu cầu phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ thì giao dịch này sẽ không có hiệu lực.

     Thứ ba, người giám sát việc giám hộ có quyền yêu cầu xem xét việc thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ hoặc thay đổi chính người giám sát việc giám hộ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người giám hộ cư trú.

4. Hỏi đáp về Giám sát việc giám hộ

Câu hỏi 1:  Có được thay đổi người giám hộ không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự năm, người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:

  •      Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;
  •      Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
  •      Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
  •      Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

     Như vậy: Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự năm 2015 có 04 trường hợp cụ thể được thay đổi người giám hộ.

Câu hỏi 2: Người được giám hộ có bắt buộc phải ở cùng người giám hộ không?

     Căn cứ khoản 2 Điều 42 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Như vậy người được giám hộ không bắt buộc phải ở cùng người giám hộ.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Giám sát việc giám hộ

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Giám sát việc giám hộ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Giám sát việc giám hộ tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Giám sát việc giám hộ. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                       Chuyên viên: Thu Thủy

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com