Theo quy định hiện hành di chúc bằng lời nói có được công nhận không

Thứ 7 , 27/05/2023, 11:26


Pháp luật quy định như thế nào về di chúc? Theo quy định hiện hành di chúc bằng lời nói có được công nhận không? 

1. Di chúc được quy định như thế nào?

     Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc tại Điều 624 như sau:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

      Có thể hiểu một cách đơn giản, di chúc thể hiện sự định đoạt về tài sản của người chết, là mong muốn nguyện vọng phân chia tài sản của mình cho người khác. 

      Pháp luật cũng quy định người lập di chúc có những quyền sau đây:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

2. Di chúc bằng lời nói có được công nhận không?

     Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức của di chúc như sau:

Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

     Như vậy, pháp luật thừa nhận hai hình thức di chúc là văn bản hoặc di chúc miệng - hay còn gọi cách khác là di chúc bằng lời nói. Tuy nhiên đối với di chúc miệng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

      Theo Điều 629 Bộ luật dân sự 2015, di chúc miệng chỉ được thừa nhận trong trường hợp:

  • Tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

      Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng điều kiện

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

       Theo đó, nếu như di chúc miệng hình thành đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được pháp luật công nhận.  

3. Nội dung của di chúc gồm những gì?

     Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung của di chúc gồm: 

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.
  • Ngoài các nội dung nêu trên, di chúc có thể có các nội dung khác.

    Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

4. Khi nào thì di chúc có hiệu lực pháp luật?

     Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015, hiệu lực của di chúc được quy định như sau

  • Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
  • Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

         - Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

         - Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

           Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

  • Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  • Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
  • Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

5. Câu hỏi liên quan đến Di chúc bằng lời nói có được công nhận không?

Câu  hỏi 1. Người thừa kế tài sản theo di chúc có được làm người làm chứng cho việc lập di chúc đó không?

     Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:

Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

     Như vậy, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ ba trường hợp nêu trên. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 632 nêu trên thì người thừa kế tài sản theo di chúc không được làm chứng cho việc lập di chúc đó.

Câu hỏi 2. Di chúc đã lập có được sửa đổi không?

     Căn cứ theo Điều 640 Bộ luật dân sự:

Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc 

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

    Theo đó, người lập di chúc có thể sửa đổi di chúc đã lập của mình vào bất cứ khi nào. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Di chúc bằng lời nói có được công nhận không

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Di chúc bằng lời nói có được công nhận không,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn Di chúc bằng lời nói có được công nhận không. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Châu Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com