Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38
Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp. Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, quản lý doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp tư nhân.
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản, doanh nghiệp tư nhân có một chủ sở hữu duy nhất thuận lợi trong việc quản lí để có thể điều hành và quyết định các vấn đề về doanh nghiệp của mình. Theo đó với doanh nghiệp tư nhân có số vốn đầu tư thuộc về chủ doanh nghiệp, tài sản của một doanh nghiệp tư nhân và của chủ doanh nghiệp tư nhân không có sự tách biệt.
Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ quy định tại điều 190 luật doanh nghiệp 2020
Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể kiêm chức Giám đốc. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ ký các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp, quyết định giải thể, hoặc phá sản doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp; quyết định phương hướng phát triển của công ty. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh: Theo đó thì chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm Giám đốc để điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Giám đốc điều hành sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi mà hợp đồng đã ký với chủ doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân đó là Chủ doanh nghiệp tư nhân đây được xem là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân có những ưu và nhược điểm
3.1. Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân
Theo đó nên doanh nghiệp tư nhân có một số ưu điểm như:
- Doanh nghiệp tư nhân được xem là một loại hình có cơ cấu đơn giản, gọn nhẹ và không quá phức tạp như những loại hình doanh nghiệp khác.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định độc lập đối với mọi hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền trong việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính bằng tài sản của mình nên có thể sẽ tạo được sự tin cậy và uy tín đối với khách hàng, thu hút hợp tác kinh doanh.
3.2. Nhược điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân
Ngoài những ưu điểm ra thì bên cạnh đó có những nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân cụ thể là
- Doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân nên không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, điều này có thể gây hạn chế cho doanh nghiệp khi huy động vốn.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân thì không đồng thời được là chủ hộ kinh doanh cá thể, thành viên công ty hợp danh. Cũng như không được quyền góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ phần tại công ty cổ phần.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nên nguy cơ rủi ro có thể sẽ cao hơn.
4. Hỏi đáp về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
Câu hỏi 1: Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần được không?
Tại Khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:
-
Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
-
Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định
-
Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
-
Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Câu hỏi 2: Có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khi là thành viên của công ty hợp danh?
Căn cứ Khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Bài viết liên quan:
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về "cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân, khách hàng xin vui lòng liên hệ với tổng đài 1900 6178 để được các luật sư hỗ trợ hiệu quả nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Lê Vũ Hải Đăng
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]