Quy định về việc bố mẹ tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực pháp luật không?

Thứ 3 , 15/08/2023, 09:13


     Hiện nay, có nhiều trường hợp cha mẹ để lại đất cho con cháu nhưng do thiếu hiểu biết về pháp luật nên việc tặng cho chỉ được thực hiện bằng lời nói. Vậy trong các trường hợp này thì việc bố mẹ tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực pháp luật không? Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết sau đây:

 

1. Thế nào là tặng cho đất ?

     Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc tặng cho đất hay tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những quyền của chủ sở hữu đất. Tặng cho đất là việc chủ sở hữu đất thực hiện chuyển giao quyền sở hữu đất của mình cho người khác mà không nhận lại bất kỳ khoản chi phí nào.

2. Tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực pháp luật không?

     Theo quy định của pháp luật thì đất đai là động sản, do đó, việc tặng cho đất được thực hiện theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.      

     Đồng thời, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền tặng cho đất như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.

     Có thể thấy, theo quy định của pháp luật thì việc tặng cho đất hay tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản dưới dạng hợp đồng tặng cho và phải được công chứng, chứng thực.
     Vì thế, việc bố mẹ tặng cho đất bằng lời nói sẽ không có hiệu lực pháp luật do không được lập thành văn bản và chưa được công chứng hoặc chứng thực.

3. Điều kiện thực hiện việc tặng cho đất

     Căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, có thể thấy pháp luật cho phép tặng cho đất hay tặng cho quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Vẫn còn thời hạn sử dụng đất
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án 
  • Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; có hiệu lực từ khi đăng ký vào sổ địa chính.

     Ngoài ra cũng cần lưu ý các trường hợp đặc biệt như: Người nhận chuyển quyền không thuộc đối tượng cấm nhận chuyển nhượng; chuyển nhượng có điều kiện.

4. Hỏi đáp về Bố mẹ tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực pháp luật không?

Câu hỏi 1: Sau khi tặng cho đất bằng lời nói thì có được đòi lại không?

     Như đã phân tích ở trên, trong trường hợp hai bên tặng cho đất bằng lời nói và chưa tiến hành kí kết hợp đồng hay công chứng, chực thực, sang tên quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên tặng cho, vì thế bên tặng cho có quyền đòi lại đất.

Câu hỏi 2: Cách để đòi lại đất đã tặng cho bằng lời nói

     Muốn đòi lại đất tặng cho bằng lời nói, bằng miệng, người tặng cho cần phải chuẩn bị các giấy tờ chứng minh mảnh đất được tặng cho là thuộc quyền sử dụng của người tặng cho:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ chứng minh kèm theo (giấy thu tiền thuế đất hàng năm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời,…) (nếu có)
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc tặng cho chỉ là bằng lời nói, chưa lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (nếu có)

      Mọi thắc mắc liên quan đến bố mẹ tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực pháp luật không Quý khách hàng có thể liên hệ cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6178 để được hỗ trợ tư vấn.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Phương Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]