Pháp luật quy định bảo lãnh là gì?
Thứ 4 , 20/11/2024, 10:07
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, bảo lãnh theo quy định của pháp luật là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi về bảo lãnh theo quy định ủa pháp luật là gì, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
1. Bảo lãnh là gì?
Căn cứ Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghãi vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
2. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
a. Đối tượng bảo lãnh
Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Vì vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó; phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lý.
b. Phạm vi bảo lãnh
Theo Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tài.
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bên lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
4. Hỏi đáp về bảo lãnh là gì
Câu hỏi 1: Trường hợp nào được miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Căn cứ: Đều 341 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp sau:
- Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghãi vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
- Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Câu hỏi 2: Bên bảo lãnh có trách nhiệm gì?
Căn cứ: Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh là:
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi 3: Trường hợp nào chấm dứt bảo lãnh?
Căn cứ: Điều 343 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Chấm dứt bảo lãnh trong các trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt
- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Theo thỏa thuận của các bên
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Bảo lãnh là gì
Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về bảo lãnh là gì..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về bảo lãnh là gì. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Hồng Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]