Tội làm tiền giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38
1. Làm tiền giả là gì?
Khái niệm tiền giả được quy định khá ngắn gọn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước:
Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.
Tiền giả sẽ gây ra sự hoang mang cho người dân và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Khi tiền giả được sử dụng trong giao dịch mua bán hàng ngày, nó có thể gây ra thiệt hại tài chính lớn cho cá nhân và tổ chức. Chính vì vậy, người nào có hành vi làm tiền giả và phát tán ra thị trường có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Dấu hiệu của tội làm tiền giả
2.1. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác lầm tưởng với tiền thật được Ngân hàng nhà nước phát hành.
2.2. Khách thể của tội phạm
-
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tiền tệ và các loại giấy tờ có giá trị như tiền.
-
Đối tượng của tội phạm này là tiền
2.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội làm tiền giả không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Tội làm tiền giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm tiền giả tại Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tội làm tiền giả có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và thậm chí là chịu mức án tù chung thân. Ngoài ra, cần hiểu rõ rằng tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là một tội ghép của bốn hành vi phạm tội bao gồm làm tiền giả, tàng trữ tiền giả, vận chuyển tiền giả và lưu hành tiền giả. Chỉ cần phạm phải một trong bốn hành vi trên là đã đủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt như trên.
4. Hỏi đáp về Tội làm tiền giả?
Câu hỏi 1. Vô ý sử dụng tiền giả thì có bị phạt không?
Hành vi vi phạm trong luật hình sự để được cấu thành tội phạm thì một trong các yếu tố chính đó chính là lỗi cố ý hoặc vô ý. Theo đó, lỗi cố ý được quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 trong những trường hợp sau:
-
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
-
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý được quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
-
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
-
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Như vậy, cho dù cố ý hay vô ý thì người phạm tội vẫn có lỗi. Do đó, hành vi vô ý sử dụng tiền giả nếu như có chứng cứ để chứng minh được người thực hiện không hề biết rằng tiền mình đang sử dụng là tiền giả thì người đó có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi 2. Trách nhiệm thu giữ tiền giả thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, thì ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ.
Bài viết liên quan:
-
Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo quy định pháp luật
-
Bị lừa đảo qua mạng nộp đơn tố cáo ở đâu
-
Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo quy định pháp luật
Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về Tội làm tiền giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]