Bị lừa đảo qua mạng nộp đơn tố cáo ở đâu
Thứ 3 , 24/10/2023, 14:36
1. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hành vi của một người/một nhóm người dùng thủ đoạn gian dối thông qua không gian mạng Internet chiếm đoạt tài sản của người khác.
Một số thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng phổ biến hiện nay:
- Giả danh các nhà mạng gọi thông báo trúng thường và yêu cầu chuyển khoản trước "phí nhận thưởng", đối tượng chiếm đoạt số tiền đó
- Giả danh là cán bộ ngân hàng gọi điện thông báo có người chuyển tiền nhưng bị lỗi và yêu cầu cung cấp mã số thẻ, mã OPT. Đối tượng đăng nhập vào tài khoản rút tiền
- Giả danh công an, tòa án gọi điện thoại thông báo có liên quan đến vụ án/phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra, sau đó đối tượng chiếm đoạt số tiền đó
- Giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử, yêu cầu chuyện tiền рр mua hàng, sau đó chuyển lại tiền gốc cộng hoa hồng để lấy lòng tin, cuối cùng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền với đơn hàng lớn rồi chiếm đoạt
- Mời chào tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn Forex, kêu gọi đầu tư, khi thu được lượng tiền "đầu tư" đủ lớn, sàn giao dịch ngừng hoạt động, đối tượng chiếm đoạt tiền của người tham gia.
- Thiết lập tài khoản mạo danh trên Zalo, Facebook để nhắn mượn tiền của bạn bè, người thân... của người bị mạo danh, sau đó chiếm đoạt số tiền mà người bị hại chuyển đến.
- Lập các trang quảng cáo cho vay tiền online thuận lợi, nhanh chóng, yêu cầu người vay tiền phải chuyển tiền đặt cọc/bảo hiểm.... sau đó chiếm đoạt số tiến đã nhận được.
2. Ai có quyền tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng?
Theo Điều 478 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, bất kỳ cá nhân nào phát hiện hành vi lừa đào tài sản qua mạng đều có quyền tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng.
3. Đơn tố cáo lừa đảo qua mạng gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 (sửa đổi, bổ sung 2021), đơn tố cáo lừa đảo qua mạng cần phải có các nội dung sau:
1.Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Ngoài đơn tố cáo, khi muốn tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng, người tố cáo cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ cho nội dung tố cáo của mình và để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thể nhanh chóng thẩm định, kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo.
4. Gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Luật Tố tụng hình sự 2015:
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố."
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQT-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định:
"1.Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
2. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
a) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
b) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục."
Như vậy, có thể gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo qua mạng đến các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận được nêu trên đây.
5. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo lừa đảo qua mạng
Căn cứ vào quy định tại khoản 3, 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày. Đối với tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố thì phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
6. Hỏi đáp về Bị lừa đảo qua mạng gửi đơn tố cáo ở đâu
Câu hỏi 1. Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng gọi số nào?
- Đường dây nóng 113;
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
- Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn.
- Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508
Câu hỏi 2. Làm thế nào để không bị sập bẫy lừa đảo qua mạng?
Để có thể tránh tình trạng bị lừa đảo qua mạng, người dân cần lưu ý một vài điểm như sau:
- Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân.
- Luôn cảnh giác và tự đặt ra câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không.
- Tiết chế lòng tham với các khoản tiền tự nhiên mà có.
- Chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo.
Bài viết liên quan
Mọi thắc mắc liên quan đến Bị lừa đảo qua mạng gửi đơn tố cáo ở đâu quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 6178 để được hỗ trợ tư vấn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Trà My
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]