Quyền của bị can bị cáo theo quy định pháp luật hiện hành

Thứ 5 , 21/11/2024, 14:07


     Bị can, bị cáo là những cụm từ thường được nhắc đến trong vụ án hình sự là những thuật ngữ quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt và hiểu rõ được hai khái niệm này. Do đó, qua bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mọi người về bị can, bị cáo và quyền của bị can, bị cáo.  

1. Bị can, bị cáo là ai?

1.1. Khái niệm bị can 

     Căn cứ khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:

Điều 60. Bị can 

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này

     Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bị can là người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự. Một người khi đã có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Quyết định này sẽ bao gồm các thông tin: Thời gian, địa điểm ra Quyết định khởi tố bị can, họ tên, ngày, tháng, năm sinh của bị can, tội phạm bị khởi tố, thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm…

1.2. Khái niệm bị cáo

     Căn cứ theo Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy dịnh: 

Điều 61. Bị cáo 

1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này

     Như vậy, bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Từ khi có quyết định của Tòa án đưa bị can ra xét xử thì người đó được gọi là bị cáo. Nếu chưa có quyết định của Tòa án đưa vụ án ra xét xử thì bị can vẫn chưa được gọi là bị cáo, mặc dù hồ sơ vụ án và bản cáo trạng quyết định truy tố bị can của Viện kiểm sát đã được gửi cho Tòa án. 

2. Quyền của bị can 

     Căn cứ theo quy định của pháp luật, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó bị can, bị cáo vẫn có những quyền được bảo vệ theo pháp luật. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy các quyền cụ thể như sau: 

     Căn cứ khoản 2 Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2021 quy định Bị can có những quyền sau đây:

Điều 60. Bị can

[...]

2. Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

3. Quyền của bị cáo

     Bộ luật Hình sự 2015 ra đời là theo của chủ trương nâng cao nhân quyền trong chính sách pháp luật của nước ta nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng, do đó quyền của bị cáo trong  tố tụng hình sự đã có sự thay đổi lớn. 

     Căn cứ theo khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2021 quy định Bị cáo có những quyền sau đây:

Điều 61. Bị cáo 

[...]

2. Bị cáo có quyền:

a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Tham gia phiên tòa;

c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

      Từ những căn cứ nêu trên có thể thấy pháp luật quy định các quyền của bị can và bị cáo. Bị can, bị cáo được đảm bảo các quyền trên trong quá trình tố tụng.

4. Hỏi đáp về quyền của bị can bị cáo 

Câu 1. Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng có áp dụng biện pháp tạm giam không? 

     Căn cứ khoản 1,2 và 3 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2021 quy định: 

Điều 119. Tạm giam 

1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

     Do đó, tạm giam không chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng mà còn áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng khi thuộc các trường hợp trên 

Câu 2. Có được bắt bị can vào ban đêm không? 

     Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2021 quy định:

Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam 

[...]

3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

     Vì vậy, cơ quan, người thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam không được tiến hành vào ban đêm trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang truy nã.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về Quyền của bị can bị cáo, quý khách xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thu Phương 
Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]