Tội không tố giác tội phạm được quy định như thế nào?

Thứ 3 , 23/04/2024, 16:02


     Trên thực tế, hành vi phạm tội không chỉ được thực hiện dưới dạng hành động mà còn có cả không hành động. Phạm tội không hành động thể hiện qua việc các cá nhân, tổ chức làm ngơ, không tố giác tội phạm, không cứu người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người khác và xâm phạm đến lợi ích chung gây rối loạn trật tự xã hội.

1. Không tố giác tội phạm là gì?

     Không tố giác tội phạm là hành vì không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi tội phạm đang hoặc chuẩn bị được thực hiện mà bản thân biết rõ có điều kiện để thông báo. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị hoặc đang và đã được thực hiện mà không tố giác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tài điều 390 Bô luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội không tố giác tội phạm.

  • Về mặt khách quan: Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ. cụ thể là một trong các tội phạm quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 14 hoặc một trong các tội quy định tại điều 389 của bộ luật này.

  • Về mặt chủ quan: tội tố giác tội phạm, người phạm tôi thực hiện hành vi phạm tôi, cụ thể là hành vi "không tố giác" tội phạm với lỗi cố ý, tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thưc được rằng việc " không tố giác tội phạm" của mình sẽ gây nguy hại cho xã hội, ảnh hưởng đến việc cơ quan công an phát hiện, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, dẫn đến việc hành vi phạm tội  có thể hoàn thành trên thực tế, dẵn đến việc bỏ lọt tội phạm... 

  • Về khách thể: Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đẵn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

  • Về chủ thể: người có năng lực trách nghiệm hình sự, trừ một số chủ thể theo quy định tại Bộ luật này.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm

     Truy cứu trách nhiệm hình sự tội không tố giác tội phạm được quy định tại điều 390 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 390. Tội không tố giác tội phạm.

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại điều 389 của bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt.

     Tuy nhiên theo điều 19 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 những trường hợp sau sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự:

  •  Người không tố cáo là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.Trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của bộ luật hình sự hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 

  • Người không tố cáo là người bào chữa: Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của bộ luật hình sự hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.           

4. Hỏi đáp về tội không tố giác tội phạm

Câu 1: Người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột vợ hoặc chồng của người phạm tội thì bị xử lý như thế nào?

     Theo khoản 2 điều 19 Bộ luật hình sự quy định, người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ,con, cháu anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại điều 389 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Câu 2: Người bào chữa không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện có chịu trách nghiệm hình sự không?

     Theo khoản 3 điều 19 Bộ luật hình sự 2015, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trong khác quy định tại điều 389 của Bộ luật này.

Các bài viết liên quan.

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về Hậu quả pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu? , quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com