Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành

Thứ 3 , 19/11/2024, 10:38


Theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp, hiện nay có 7 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được Luật Toàn Quốc tư vấn trong bài viết dưới đây

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư: Luật sư cho tôi hỏi, Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.  Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

      Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi QTình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề trên như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh Nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

1.Tình trạng pháp lý là gì?

          Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp là một trong những nội dung thông tin về doanh nghiệp được cung cấp công khai, miễn phí tại Cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nó được xem là sự cập nhập của chủ doanh nghiệp lên hệ thống về tình trạng hoạt động pháp lý của doanh nghiệp mình.

          Thông qua tình trạng pháp lý, cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức khác sẽ nắm bắt được một cách cụ thể và rõ ràng về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp đó. Từ đó, đưa ra phương thức đối trọng thương mại sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, cũng như bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp mình.

2. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

          Theo quy định tại Điều 41, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hiện nay tại nước ta có 7 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. 7 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

          Tạm ngừng kinh doanh:

        Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh. Theo đó, ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh theo thời hạn mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

          Không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:

          Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Thông tin về doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Cơ quan quản lý thuế cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi, cập nhật, thời điểm chuyển tình trạng pháp lý và kết thúc tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế quyết định. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sau khi nắm bắt đ

          Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế:

          Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế” là ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế” là ngày Phòng Đăng ký kinh doanh khôi

          Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập:

          Về nguyên tắc, đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có nghị quyết, quyết định giải thể; doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;doanh nghiệp đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập và đang làm thủ tục quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được xem là thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập”.

          Đang làm thủ tục phá sản:

          Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đang làm thủ tục phá sản” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

          Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại:

          Đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý ; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

          Đang hoạt động:

 “Đang hoạt động” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, điều luật này đã quy định rất cụ thể và rõ ràng về tình trạng pháp lý doanh nghiệp. Thông qua quy định này, các cá nhân, tổ chức, Nhà nước sẽ nắm bắt được đầy đủ, rõ ràng về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia. Hơn tất cả, nó giúp công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp của Nhà nước đạt hiệu quả tối ưu nhất.

3. Khôi phục tình trạng pháp lý doanh nghiệp

          Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
  • Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.
  • Trong trường hợp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

          Sau khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể theo quy định. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp được khôi phục lại tình trạng pháp lý khi Phòng đăng ký kinh doanh ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Điều 64 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì Phòng đăng ký kinh doanh hủy bỏ quyết định thu hồi khi:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước khi Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý đã giải thể của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

          Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông báo về việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

          Lưu ý: Đối với việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp khi phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan quản lý thuế chỉ thực hiện trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

          Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ thời điểm doanh nghiệp được khôi phục tình trạng pháp lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan thuế và doanh nghiệp về việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

4. Hỏi đáp về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Câu hỏi 1. Pháp lý trong kinh doanh là gì?

          Pháp lý doanh nghiệp hiểu một cách thực tiễn là pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong quan hệ đối ngoại hay đối nội thì đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Câu hỏi 2. Tính pháp lý của công ty là gì?

          Pháp lý doanh nghiệp có thể hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cấu thành nên tư cách pháp lý của doanh nghiệp trong một quan hệ pháp luật nhất định.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành  và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thục Nhi

 

 

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]