Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định pháp luật

Thứ 3 , 21/12/2021, 10:07


Thuế là một công cụ quan trọng để Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách cũng như quản lý và hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế. Hiện nay theo quy định pháp luật các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký hoat động

Câu hỏi của bạn:

   Xin chào Luật sư, sắp tới tôi và vợ sẽ mở công ty, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều vướng mắc đặc biệt là những vấn đề về thuế mà doanh nghiệp như chúng tôi phải. Vậy luật sư có thể liệt kê ra giúp tôi những loại thuế mà doanh nghiệp  nộp bao gồm những gì hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Câu trả lời của Luật sư:

   Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thuế doanh nghiệp phải nộp chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 và 2016)
  • Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017
  • Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014. 2016)
  • Nghị định 22/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP
  • Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
  • Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
  • Luật thuế tài nguyên 2009
  • Luật đất đai 2013
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

1. Thuế doanh nghiệp phải nộp được hiểu như thế nào?

     Thuế doanh nghiệp phải nộp là nghĩa vụ của doanh nghiệp cần phải thực hiện với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp có thể sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư. Đây là nghĩa vụ các doanh nghiệp cần thực hiện. Nếu không thực hiện sẽ có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

 2. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

2.1.  Thuế thu nhập doanh nghiệp

     Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào phần thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và phần thu nhập khác của doanh nghiệp. Thu nhập khác thường là phần thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản và các quyền tài sản.

     Cách tính thuế:

     Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = [Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + Lỗ kết chuyển từ năm trước)] × Thuế suất

     Trong đó: 

     Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Khoản chi được trừ + Thu nhập khác)

     Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.

     Doanh thu đến 20 tỷ đồng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%

     Doanh thu từ trên 20 tỷ đồng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%;

     Riêng doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% - 50%.

     Riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên (theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017).

2.2 Thuế giá trị gia tăng ( GTGT)

     Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối. Tuy nhiên, không phải tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều là đối tượng chịu thuế.

     Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

     Phương pháp khấu trừ:

     Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

      Phương pháp trực tiếp:

    Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

     Có 3 mức thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% - 5% - 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp). Riêng thuế suất dối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32%- 50% phù hợp với từng dự án và từng cơ sở kinh doanh.

2.3 Lệ phí môn bài

     Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP về hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài, mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

     Tuy nhiên, từ năm 2018, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.

2.4 Thuế tài nguyên

     Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng với doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản.

     Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

     Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất.

2.5 Thuế xuất, nhập khẩu

     Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

     Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, luật này quy định về 3 loại thuế là thuế chống phá giá (là thuế nhập khẩu bổ sung), thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ (là hai loại thuế nhập khẩu bổ sung). Biếu thuế và mức thuế suất đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm các loại thông thường và ưu đãi. Riêng thuế nhập khẩu còn có thêm loại ưu đãi đặc biệt. Luật quy định 211 nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu với thuế suất từ 0- 45% đồng thời giao cho Uỷ an thường vụ Quốc hội, Chính Phủ và Bộ công thương quy định cụ thể về các biểu thuế và thuế xuất khẩu và nhập khẩu.

     Luật còn quy định 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu như sau:

  • Phương pháp tỷ lệ phần trăm:

     Xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

     Cách tính: Trị giá tính thuế x Thuế suất

     Thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể trong biểu thuế giữa Việt Nam và các quốc gia có thỏa thuận ưu đãi. Thuế suất thông thường được ban hàng kèm theo Quyết định số 36/2016. Nếu hàng hóa không thuộc danh mục thuế suất thông thường thì áp dụng mức thuế suất 150%.

  •  Phương pháp tuyệt đối:

     Ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

     Cách tính: Số lượng hàng hóa thực tế xuất/nhập khẩu × Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại một thời điểm

  •  Phương pháp hỗn hợp: Áp dụng đồng thời hai phương pháp trên.

     Cách tính:

Tổng tiền thuế tính theo tỷ lệ phần trăm + Tổng tiền thuế tính theo phương pháp tuyệt đối.

2.6 Thuế tiêu thụ đặc biệt

     Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng các sản phẩm không cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, hoặc các lĩnh vực mà Nhà Nước muốn hạn chế. Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đóng loại thuế này theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 và 2016) như: Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ…

     Cách tính thuế:

     Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế × Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

    Trong đó, giá tính thuế là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10- 75% đối với 11 hàng hoá và từ 15- 40% đối với 6 loại dịch vụ.

2.7 Thuế bảo vệ môi trừơng

     Theo Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010, thuế suất thuế bảo vệ môi trường từ 10 đồng – 40.000 đồng/kg hoặc lít dối với các loại hàng hoá chịu thuế như xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; túi ni lông; thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc khử trung kho,...

3.  Câu hỏi liên quan về thuế doanh nghiệp phải nộp

Câu hỏi 1: Theo quy định thời gian nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp là lúc nào?

     Theo khoản 2 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thời hạn nộp thuế quy định như sau: “Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.”

    Căn cứ theo quy định trên, thời hạn nộp tiền thuế giá trị gia tăng là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

  • Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
  • Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, tạm tính theo quý: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế
  • Đối với hồ sơ khai thuế theo năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm dương lịch.
  • Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
  • Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

 Câu hỏi 2:  Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thời điểm nào?

    Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Tạm nộp thuế TNDN hàng quý: chậm nhất ngày 30 của tháng đầu quý sau phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Trường hợp Kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ.
  • Nộp thuế theo quyết toán thuế TNDN: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Quyết toán giải thể: 45 ngày kể từ ngày có Quyết định giải thể.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thuế doanh nghiệp phải nộp

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, hoặc các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                                  Chuyên viên: Lâm Phương

 

 

 

 

 

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com