Thủ tục khám xét người theo quy định hiện nay
Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38
1. Thế nào là khám xét?
Khám xét người là biện pháp điều tra, được thực hiện bởi những người có thẩm quyền bằng phương pháp lục soát, tìm kiếm trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, đồ vật, địa điểm, thư tín bưu kiện, bưu phẩm của một người nhằm phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, tài sản, đồ vật do phạm tội có được hay đồ vật tài liệu khác có liên quan trực tiếp tới vụ án.
Khám xét có mục đích phát hiện, thu nhập những chứng cứ, tài liệu có ý nghĩa đối với công tác điều tra; phát hiện, thu giữ những tài sản, đồ vật phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại; hay những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành,...
2. Thủ tục khám xét người
Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục khám xét người, cụ thể:
-
Khi bắt đầu khám xét người, người có thẩm quyền thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị phán xét đọc lệnh đó; giải thích cho họ và những người khác có mặt biết về quyền và lợi ích nghĩa vụ của họ.
-
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các đồ vật, tài liệu có liên quan tới vụ án, trường hợp họ từ chối hay đưa ra không đầy đủ các đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án thì thực hiện khám xét.
-
Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến; đảm bảo không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị khám xét.
3. Thẩm quyền ra lệnh khám xét người
Khoản 1, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cụ thể như sau:
“1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người bao gồm:
-
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
-
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
-
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
-
Những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Lưu ý: lệnh khám xét của những người này và người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét người:
-
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
-
Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
-
Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
4. Câu hỏi liên quan thủ tục khám xét người
Câu hỏi 1. Căn cứ để thực hiện việc khám xét người?
Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Việc khám xét chỉ được thực hiện khi có căn cứ để nhận định trong người, nơi làm việc, chỗ ở, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu, tài sản do phạm tội mà có hoặc dữ liệu điện tử, đồ vật, tài liệu khác có liên quan tới vụ án.
Câu hỏi 2. Được khám xét người không cần lệnh khi nào?
Khoản 3 Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Được khám xét người không cần có lệnh trong những trường hợp sau: Trường hợp có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Bài viết liên quan
Nếu còn băn khoăn về vấn đề thủ tục khám xét người, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Tiến Đạt
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]