Thủ tục đăng ký doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như thế nào?
Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38
1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hiểu như thế nào?
Theo khoản 8 điều 4 Luật phá sản 2014 quy định rằng:
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản
Doanh nghiệp hành nghề này có quyền và trách nhiệm thực hiện những công việc sau:
-
Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
-
Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
-
Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
-
Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc liên quan đến tài sản của doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp khẳn cấp tạm thời ngăn chặn tẩu tán tài sản.
2. Điều kiện đăng ký doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Căn cứ theo Luật Phá sản 2014 và Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì chỉ có 2 loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền đăng ký doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản, đó là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, sở dĩ pháp luật cho phép hai loại hình doanh nghiệp này được quyền hành nghề quản lý, thanh lý tài sản chính bởi đặc điểm là chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và công ty này cũng cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
Điều 13. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
2. Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:
a) Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;
b) Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.
Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản, điều kiện để trở thành một quản tài viên là:
Điều 12. Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư theo quy định pháp luật doanh nghiệp.
Bước 2: Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đến Sở Tư pháp. Đồng thời nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo mẫu TP-QTV-05 ban hành kèm theo Nghị định này;
-
Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
-
Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu doanh nghiệp đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản nộp Phiếu lý lịch tư pháp của những người quy định
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên doanh nghiệp vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đó. Trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên doanh nghiệp vào danh sách doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp gửi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho Bộ Tư pháp. Sau đó doanh nghiệp được phép hoạt động hành nghề.
4. Hỏi đáp về thủ tục đăng ký doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Câu hỏi 1: Đối tượng nào không được hành nghề Quản tài viên?
Điều 14 Luật phá sản 2014 có quy định những trường hợp không được hành nghề Quản tài viên là:
-
Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
-
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
-
Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu hỏi 2. Phí thẩm định điều kiện để được hoạt động quản lý, thanh lý tài sản là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Thông tư số 224/2016/TT-BTC quy định phí thẩm định điều kiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản đối với quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hay với tư cách doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản là 500.000 đồng/ hồ sơ.
Bài viết liên quan:
Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về thủ tục đăng ký doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]