Thủ tục họp hội đồng quản trị theo quy định pháp luật hiện nay

Thứ 6 , 19/08/2022, 05:08


Thủ tục họp hội đồng quản trị hiện nay được tiến hành như thế nào? Trường hợp nào thì tiến hành họp hội đồng quản trị theo quy định hiện nay.

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Thủ tục họp hội đồng quản trị được tiến hành như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời của Luật sư

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về thủ tục họp hội đồng quản trị cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra thủ tục họp hội đồng quản trị như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Thủ tục họp hội đồng quản trị được hiểu như thế nào?

     Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

      Thủ tục họp hội đồng quản trị là trình tự các bước cần thực hiện theo quy định pháp luật và theo quy định điều lệ công ty cổ phần để tổ chức họp Hội đồng quản trị  nhằm giải quyết các vấn đề nội bộ trong công ty. 

2. Trường hợp triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị

   Theo khoản 2, 3 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020, HĐQT họp ít nhất mỗi quý một lần và có thể họp bất thường. Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.

    Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:

  • Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập Hội đồng quản trị;
  • Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;
  • Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị;
  • Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

3. Những trường hợp phải tiến hành họp hội đồng quản trị

Trường hợp 1, triệu tập họp hội đồng quản trị để bầu ra Chủ tịch hội đồng quản trị.  
     Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 05 năm, hết nhiệm kỳ, đại hội đồng cổ đông trong công ty sẽ phải họp và bầu ra hội đồng quản trị mới. Do vậy khi bắt đầu một nhiệm kỳ mới, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ kết thúc bầu cử hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó hội đồng quản trị phải tiến hành họp để bầu chủ tịch hội đồng quản trị mới. Cuộc họp Hội đồng quản trị này sẽ do thành viên có số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và chủ trì.

Trường hợp 2, chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập họp khi đề nghị của Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác; 02 thành viên điều hành của Hội đồng quản trị.

      Trong trường hợp, các đối tượng nêu trên sẽ phải gửi đề nghị yêu cầu họp hội đồng quản trị bằng văn bản tới chủ tịch hội đồng quản trị, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu tiến hành họp hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị sẽ phải triệu tập hội đồng quản trị. Nếu không triệu tập họp hội đồng quản trị thì chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra do không tiến hành họp hội đồng quản trị để giải quyết theo yêu cầu của những người có thẩm quyền

Trường hợp 3, triệu tập họp hội đồng quản trị bất thường.

4. Thủ tục họp hội đồng quản trị

    Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch thì cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị để bầu Chủ tịch và ra các quyết định khác thuộc thẩm quyền phải được tiến hành trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó.

     Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất triệu tập. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên đã bầu theo nguyên tắc đa số một người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.           

    Theo khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các bước tiến hành họp hội đồng quản trị được quy định cụ thể như sau:

Bước 1. Gửi thông báo mời họp hội đồng quản trị (thông báo mời họp)
     Việc tiến hành họp hội đồng quản trị cũng được quy định cụ thể trong điều lệ của từng công ty khi mới thành lập. 
     Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ phải gửi thông báo mời họp kèm nội dung chương trình họp cho thành viên hội đồng quản trị chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp.
Thông báo mời họp được gửi bằng bưu điện, fax, email, nhưng phải bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.

Lưu ý: Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.

Bước 2. Tiến hành họp hội đồng quản trị
     Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 3/4 tổng số thành viên trở lên dự họp. Triệu tập lần 2 (trong vòng 7 ngày) tiến hành khi có trên 50% số thành viên HĐQT dự họp. Biểu quyết trong cuộc họp HĐQT:
- Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
- Ủy quyền cho người khác đến dự họp nếu được đa số thành viên HĐQT chấp nhận
- Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự khác;
- Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
     Trường hợp gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước khi khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

Bước 3. Hội đồng quản trị ra quyết định đối với nội dung được thông qua
     Nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số (>50%) số thành viên dự họp tán thành t
rừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

     Trong trường hợp nghị quyết do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm.

     Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện nghị quyết gây thiệt hại nói trên.

     Như vậy, trên đây là thủ tục họp hội đồng quản trị theo quy định pháp luật hiện hành.

Hỏi đáp về thủ tục họp hội đồng quản trị như sau:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị là bao lâu? Tôi cảm ơn!

     Căn cứ theo khoản 2 Điều 254 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục.

     Theo đó, trong điều lệ công ty có thể quy định về nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là không quá năm năm, có thể là 3 năm, số nhiệm kỳ không hạn chế.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Cuộc họp hội đồng quản trị có bắt buộc phải ghi lại biên bản họp hội đồng quản trị không? Tôi cảm ơn!

     Căn cứ theo Khoản 1 Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định như sau:

Các cuộc họp Hội đồng quản trị phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

- Thời gian, địa điểm họp;

- Mục đích, chương trình và nội dung họp;

- Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

- Vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

- Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;

- Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

- Vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ biểu quyết thông qua tương ứng;

- Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

     Như vậy, trong các cuộc họp của Hội đồng quản trị bắt buộc phải ghi biên bản họp hội đồng quản trị và bao gồm đầy đủ các nội dung trên.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục họp hội đồng quản trị như sau:

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thủ tục họp hội đồng quản trị,...Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về thủ tục họp hội đồng quản trị theo quy định pháp luật hiện nay. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về vấn đề thủ tục họp hội đồng quản trị theo quy định pháp luật hiện hành.

Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com