Thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo không?

Thứ 2 , 25/11/2024, 15:07


Theo quy định pháp luật thì thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo không? Sau đây là bài phân tích để trả lời được câu hỏi thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo không?

1. Án treo là gì?

     Án treo được giải thích tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

     Theo đó, án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm.

     Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo rằng nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó.

2.  Quy định về thời hạn tạm giam 

     Căn cứ vào Điều 173 BLTTHS 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:

     Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng,không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

     Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định cụ thể:

• Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng;

• Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 2 tháng;

• Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 3 tháng;

• Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 4 tháng.

3. Thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo không?

     Tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo quy định như sau:

Điều 4a. Xác định thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án nhưng cho hưởng án treo đã bị tạm giữ, tạm giam

Thời gian đã tạm giữ, tạm giam đối với người bị kết án nhưng cho hưởng án treo không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù để ấn định thời gian thử thách. Trường hợp trong thời gian thử thách nếu họ phạm tội mới hoặc vi phạm nghĩa vụ buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thì khi giải quyết Tòa án trừ thời gian chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo hoặc bản án mới".

     Như vậy, với quy định nêu trên thì thời gian tạm giữ, tạm giam không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo để ấn định thời gian thử thách.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu 1: Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm giam?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những người sau đây mới có quyền ra quyết định tạm giam bị can:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

  •  Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Câu 2: Người thân của người bị tạm giam có những quyền gì?

     Người thân (hay còn gọi là thân nhân) của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giam.

      Người thân của người bị tạm giam có những quyền sau:

  •  Được quyền thăm nom, gặp gỡ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  •  Được quyền yêu cầu gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện giao dịch dân sự (trong một số trường hợp cần thiết);
  •  Được quyền gửi quà cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  • Được quyền nhờ người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  • Được quyền yêu cầu trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
  • Được quyền tố cáo, khiếu nại, kiến nghị hành vi vi phạm pháp luật đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  •  Được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu nhân thân bị giam, giữ trái pháp luật.

Các bài viết liên quan:

     Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo không?, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]