Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành
Thứ 6 , 08/11/2024, 08:43
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp? Rất mong sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Câu trả lời của luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Luật cạnh tranh năm 2018
1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 1 điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:
1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Như vậy, có thể hiểu sáp nhập doanh nghiệp (sáp nhập công ty) là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
2. Sáp nhập doanh nghiệp có ý nghĩa gì ?
-
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp giúp tăng cường sức mạnh hợp tác nhằm mở rộng thị trường, quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Việc sáp nhập dẫn tới việc hình thành nên một doanh nghiệp mới có thị phần và quy mô lớn hơn, đồng thời làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động sáp nhập mang lại vị thế và danh tiếng của doanh nghiệp mới, tạo sự thuận lợi trong quá trình đàm phán, thương lương với đối tác và kêu gọi góp vốn đầu tư,…
-
Chiếm hữu nguồn tài sản trí tuệ
Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ đội ngũ “nhân công tri thức” cùng với những tài sản trí tuệ như sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, công nghệ, kĩ thuật sản xuất hiện đại… của doanh nghiệp sáp nhập. Các nguồn tài sản trí tuệ đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp.
3. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp không được thực hiện sáp nhập doanh nghiệp khi thuộc trường hợp bị cấm. Để thực hiện hoạt động sáp nhập doanh nghiệp thì cần xác định việc sáp nhập thuộc trường hợp phải thông báo tập trung kinh tế hay tập trung kinh tế có điều kiện. Với mỗi trường hợp tập trung kinh tế trên, doanh nghiệp cần chú ý đến những điều kiện sau:
3.1. Trường hợp phải thông báo tập trung kinh tế
Các doanh nghiệp tham gia sáp nhập phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành sáp nhập nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
- Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
- Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Đối với trường hợp phải thông báo tập trung kinh tế, thì các doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp nhận sáp nhập được phép thực hiện sáp nhập khi Ủy ban cạnh tranh Quốc gia thẩm sinh sơ bộ hoặc thẩm định chính thức cho phép tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện.
3.2. Tập trung kinh tế có điều kiện
Theo điều 43 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định:
Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:
1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
3. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
4. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.
Như vậy, đối với trường hợp tập trung kinh tế có điều kiện, thì các doanh nghiệp sáp nhập sẽ được phép sáp nhập khi đáp ứng các điều kiện về tập trung kinh tế theo khoản 1 điều 43 Luật cạnh tranh nêu trên.
4. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Để thực hiện sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện về tập trung kinh tế cũng như thực hiện các thủ tục về tập trung kinh tế theo quy định pháp luật cạnh tranh. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc sáp nhập doanh nghiệp
Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập;
- Phương án sử dụng lao động;
- Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập;
- Thời hạn thực hiện sáp nhập;
Bước 2: Đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhận doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền
Đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập, sau khi các bên thống nhất và ký hợp đồng sáp nhập thì doanh nghiệp sẽ cần tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập gồm có các giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng sáp nhập
- Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc cổ phần có quyền biểu quyết đối với công ty cổ phần của công ty bị sáp nhập.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
5. Hỏi đáp về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi thủ tục về thuế đối với doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp nhận sáp nhập gồm những giấy tờ gì và thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 điều 20 thông tư 105/2020/TT-BTC quy định:
Tổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Tổ chức bị sáp nhập:
Tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập theo quy định.
- Tổ chức nhận sáp nhập:
Trường hợp sáp nhập làm phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo 105/2020/TT-BTC;
- Bản sao Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương;
- Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác.
Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức nhận sáp nhập theo quy định.
Câu hỏi 2: Trong trường hợp công ty nhận sáp nhập thay đổi vốn điều lệ thì cần thực hiện thủ tục gì ?
Trường hợp công ty nhận sáp nhập thay đổi vốn điều lệ thì cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh với những giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư
- Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập
- Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc cổ phần có quyền biểu quyết đối với công ty cổ phần của công ty bị sáp nhập
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Để được tư vấn các vấn đề khác chi tiết hơn, quý khách hàng có thể tham khảo các dịch vụ mà Luật Toàn Quốc cung cấp dưới đây:
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi hồ sơ, trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Tiến Anh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]