Tiêu chí phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong tố tụng hình sự

Thứ 6 , 22/11/2024, 10:38


Rất nhiều người đã nghe thuật ngữ người làm chứng và người chứng kiến nhưng chưa nắm rõ quy định về đối tượng này. Hãy cùng Luật Toàn Quốc phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong tố tụng hình sự ở bài viết này bạn nhé

     Rất nhiều người đã nghe thuật ngữ người làm chứng và người chứng kiến nhưng chưa nắm rõ quy định về đối tượng này. Hãy cùng Luật Toàn Quốc phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong tố tụng hình sự ở bài viết này bạn nhé.

1. Người làm chứng là gì?

     Khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Người chứng kiến là gì?

     Khoản 1 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

3. Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong tố tụng hình sự

Tiêu chí

Người làm chứng

Người chứng kiến

Vai trò

- Biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án, tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến để làm chứng.

- Người làm chứng nếu khai báo gian dối hoặc từ chối, trốn tránh việc khai báo mà không vì trở ngại khách quan hay lý do bất khả kháng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

- Người làm chứng được cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, học tập tạo cơ hội để tham gia tố tụng.

- Được mời để chứng kiến hoạt động điều tra trong các trường hợp được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

- Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có quyền nêu ý kiến cá nhân, ý kiến này sẽ được ghi vào biên bản.

- Theo khoản 1, 2, 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trong một số trường hợp phải có 02 người chứng kiến.

Đối tượng không được làm người làm chứng/người chứng kiến

- Người bào chữa của người bị buộc tội;

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

- Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

- Người dưới 18 tuổi;

- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

Quyền

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 66 BLTTHS 2015;

- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 67 BLTTHS 2015;

- Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;

- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ

- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

- Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;

- Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;

- Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;

- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Câu hỏi liên quan phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong tố tụng hình sự

Câu hỏi 1. Người 16 tuổi có được làm người làm chứng, người chứng kiến không?

     Theo quy định tại Điều 66, Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người 16 tuổi có thể làm người làm chứng, không được làm người chứng kiến.

Câu hỏi 2. Sự khác biệt về lời khai của người làm chứng và người chứng kiến

     Lời khai của người làm chứng là những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án còn lời khai của người chứng kiến là những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.

Bài viết liên quan:

     Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong tố tụng hình sự, khách hàng xin vui lòng liên hệ với tổng đài 1900 6178 để được các luật sư hỗ trợ hiệu quả nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Tiến Đạt

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]