Khám bệnh thứ 7, Chủ nhật có được hưởng BHYT không?
Thứ 7 , 24/08/2024, 03:55
1. Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chế độ này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. Bên cạnh đó các nguyên tắc về mức đóng, mức hưởng, chi phí khám chữa bệnh cũng được quy định chặt chẽ.
Như vậy có thể hiểu, bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau, bệnh tật.
2. Thứ bảy, chủ nhật bệnh viện có làm việc không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định giờ làm việc hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là khoảng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định, công bố công khai để giải quyết các công việc hành chính của cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về thời giờ làm việc của pháp luật về lao động.
Như vậy, giờ làm việc hành chính của các bệnh viện trên toàn quốc là do bệnh viện đó xác định công bố. Do đó, có thể thấy thứ 7, chủ nhật bệnh viện có làm việc hay không sẽ phụ thuộc vào quy định của bệnh viện đó.
3. Khám bệnh thứ 7, Chủ nhật có được hưởng BHYT không?
Đối với các bệnh viên có tổ chức khám bệnh vào thứ 7 và chủ nhật thì theo quy định tại khoản 10 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
10. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.
Theo quy định trên, có thể dùng BHYT để đi khám, chữa bệnh vào ngày thứ 7, chủ nhật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ. Và khi đi khám vào thứ 7, chủ nhật thì người có BHYT vẫn sẽ được chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế.
Đối với các bệnh viện không tổ chức khám chữa bệnh vào thứ 7, chủ nhật thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh của bảo hiểm y tế trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT, đó là trường hợp cấp cứu:
- Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
- Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu 1: Trường hợp khám bệnh thứ 7, Chủ nhật không được hưởng BHYT
Trường hợp khám bệnh thứ 7, Chủ nhật không được hưởng BHYT là trường hợp đối với các bệnh viện không tổ chức khám chưa bệnh vào thứ 7, chủ nhật và không trường hợp cấp cứu quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì khám bệnh sẽ không được hưởng BHYT
Câu 2: Đối với các bệnh viện không tổ chức khám chữa bệnh vào ngày nghỉ thì khi nào khám bệnh vào thứ 7, chủ nhật được hưởng BHYT
Đối với các bệnh viện không tổ chức khám chữa bệnh vào thứ 7, chủ nhật thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh của bảo hiểm y tế trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT, đó là trường hợp cấp cứu:
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
Bài viết cùng chuyên mục:
-
Giấy chuyển viện có giá trị bao lâu theo quy định pháp luật hiện hành
-
Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu
-
Thủ tục chuyển nơi hưởng lương hưu theo đúng pháp luật
Để biết thêm những thông tin cần thiết về khám bệnh thứ 7, Chủ nhật có được hưởng BHYT không, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: lienhe@luattoanquoc.com