Cách tính trượt giá BHXH 1 lần

Thứ 4 , 20/11/2024, 10:07


Cách tính trượt giá BHXH 1 lần hiện nay được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan nhất!

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi quy định của pháp luật về cách tính trượt giá BHXH 1 lần. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cách tính trượt giá BHXH 1 lần, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH

Nội dung tư vấn:

1. Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?

     Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

     Bảo hiểm xã hội một lần là chế độ do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán một khoản tiền nhất định cho người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội và không đủ điều kiện hưởng chế độ lương hưu.

     Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH, được hiểu đơn giản là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Hay nói cách khác hệ số trượt giá BHXH là hệ số điều chỉnh sự mất giá của đồng tiền trong lĩnh vực BHXH.

2. Cách tính trượt giá BHXH 1 lần

2.1: Tính trượt giá bảo hiểm xã hội đối với người tham gia BHXH bắt buộc

     Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t

=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

 

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

     Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 1994.

     Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH thì tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được tính như sau:

     Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

     Trong đó hệ số tiền trượt giá BHXH hay mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo bảng 1 dưới đây.

     Căn cứ vào mức hệ số tính trượt giá BHXH cá nhân, tổ chức sẽ xác định được tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh dùng làm căn cứ xác định mức lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, xác định BHXH một lần hay trợ cấp tuất…

2.2: Tính trượt giá bảo hiểm xã hội đối với người tham gia BHXH tự nguyện

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t

=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia BHXH tự nguyện hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

 

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

     Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một.

  • Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư này) được điều chỉnh theo công thức sau:

     Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

     Trong đó, hệ số tính tiền trượt giá BHXH hay mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
 

     Lưu ý: Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì:

  • Áp dụng Bảng 2 để tính thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện; 

  • Áp dụng Bảng 1 để tính tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc và điều chỉnh theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;

  • Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

​3. Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần theo quy định của pháp luật hiện hành

     Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH năm 2014: người lao động thuộc một trong các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu có yêu cầu thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính);
  • Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động ( Mẫu số 14- HSB);
  • Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau: Hộ chiếu do nước ngoài cấp; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
  • Trường hợp người lao động bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng bổ sung thêm trích sao/ tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được. Nếu bị mắc các bệnh khác thì phải có Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được;
  • Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm: hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.

4. Hỏi đáp về cách tính trượt giá BHXH 1 lần

Câu hỏi 1: Quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần?

     Theo quy định tại khoản 3 Điều 110 Luật BHXH năm 2014 quy định: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 2: Nghỉ việc chưa được 1 năm có được rút BHXH 1 lần không?

     Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

     Theo đó, nếu người lao động nghỉ việc chưa được 1 năm nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì vẫn có thể rút BHXH 1 lần:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

     Bài viết tham khảo

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về cách tính trượt giá BHXH 1 lần

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về cách tính trượt giá BHXH 1 lần và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về cách tính trượt giá BHXH 1 lần tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]