Bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định pháp luật mới nhất

Thứ 5 , 02/06/2022, 10:44


Hội đồng quản trị công ty là cơ quan cao nhất của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị sẽ là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị.  

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào luật sư! Tôi đang cần biết thông tin về trường hợp bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Rất mong được Luật sư giúp tôi giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  •  Luật Doanh nghiệp 2020

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là ai?

     Chủ tịch Hội đồng quản trị là một chức danh chỉ có trong công ty cổ phần. Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp sau:

  •  Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.
  • Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

     Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng quản trị:

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
  • Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

2. Cơ sở để bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị 

      Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:

  • Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên của Hội đồng quản trị (như không đủ năng lực hành vi dân sự, không có trình độ chuyên môn kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty hoặc thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp …)
  • Không còn là thành viên Hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là không quá 5 năm. Sau khi hết nhiệm kỳ mà không được bầu lại làm thành viên Hội đồng quản trị thì cá nhân đó sẽ không còn tư cách thành viên Hội đồng quản trị cũng như tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợpbất khả kháng;
  • Có đơn từ chức;
  • Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.  

3. Thẩm quyền bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị

     Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

     Theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị :

Điều 153. Hội đồng quản trị

.........

2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:

..............

i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

.................

     Như vậy, theo quy định pháp luật hội đồng quản trị sẽ có quyền và nghĩa vụ bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

     Việc bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị được thực hiện khi có Quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định này sẽ được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị.

4. Hỏi đáp về bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị:

Câu hỏi 1: Có cần thay đổi đăng ký kinh doanh khi thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị không?

     Việc thay đổi chủ tịch Hội đồng quản trị không đồng nghĩa với việc chấm dứt tư cách cổ đông của cổ đông mà đây chỉ là thay đổi một chức danh trong công ty.

     Đối với trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật; thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Còn nếu có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

     Nên nếu đối với công ty có Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì khi thay đổi chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ dẫn đến việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. Lúc này, công ty cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

Câu hỏi 2: Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu như thế nào?

        Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong số các thành viên của Hội đồng quản trị.

     Trong cuộc họp Hội đồng quản trị đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị sẽ bầu ra thành viên có số phiếu cao nhất để triệu tập và chủ trì bầu chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp mà có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để chọn 01 người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.

     Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quản trị được tổ chức trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó.

     Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (trừ trường hợp Công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác).

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các vấn đề khác liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị tới địa chỉ: lienheluattoanquoc.vn@gmail.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Đinh Nga

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com