Thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành

Thứ 5 , 12/10/2023, 14:33


Khám xét chỗ ở, nơi làm việc là một biện pháp nghiệp vụ thường được tiến hành trong quá trình điều tra nhằm mục đích truy tìm chứng cứ, thu thập tài liệu, dấu vết có liên quan để phục vụ công tác điều tra phá án. Tuy nhiên việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc có phải được tiến hành một cách tùy tiện? Thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc hiện nay được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về các vấn đề liên quan đến "Thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành".

1, Khám xét chỗ ở, nơi làm việc được hiểu như thế nào?

     Khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định: "Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật"

     Nơi làm việc có thể được hiểu là khu vực có diện tích nhất định tiến hành các hoạt động như sản xuất, công tác, nghiên cứu, học tập. Nơi đó có thể là văn phòng cơ quan, phân xưởng, trường học, tàu thuyền, máy bay. Nơi ở cũng có thể đồng thời là nơi làm việc, cũng có thể tách riêng ở nơi khác.

     Như vậy, khám xét chỗ ở, nơi làm việc là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập dấu vết, tài liệu, đồ vật phản ánh hành vi phạm tội và vụ án, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người bị bắt cóc

2. Căn cứ để tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc

     Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 192: Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

     Từ quy định trên có thể thấy rằng, việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc chỉ có thể được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

  • Có căn cứ để nhận định trong chỗ ở, nơi làm việc có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án

  • Khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân

     Ngoài ra, theo Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cơ quan có thẩm quyền còn được quyền khám xét chỗ ở của người dân khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó cớ cất giấu tang vât, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

     Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc có thể được tiến hành theo thủ tục hành chính hoặc theo thủ tục tố tụng hình sự, cụ thể như sau:

3.1. Thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc theo thủ tục hành chính

     Căn cứ theo Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc được tiến hành như sau:

     Trước khi khám xét: 

  • Khoản 2 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020 quy định trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

  • Theo khoản 5 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020, mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.

     Như vậy trước khi khám xét chỗ ở, nơi làm việc theo thủ tục hành chính thì cần phải có quyết định bằng văn bản và biên bản về việc khám xét do cơ quan có thẩm quyền cấp. Với trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định khám xét là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

     Trong quá trình tiến hành khám xét: căn cứ theo khoản 3,4 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020 thì quá trình khám xét phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và ít nhất 01 người chứng kiến

  • Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

3.2. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc theo thủ tục tố tụng dân sự

     Căn cứ theo Điều 193, Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc được tiến hành như sau:

     Trước khi khám xét: phải có lệnh khám xét được những người có thẩm quyền đưa ra. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

     Trong quá trình tiến hành khám xét:

  • Đối với khám xét chỗ ở: phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

  • Đối với khám xét nơi làm việc:  Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

4. Hỏi đáp về thủ tục khám xét chỗ ở nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành

Câu hỏi 1: Khi bị khám xét chỗ ở sai quy định pháp luật, cá nhân có thể làm gì?

     Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định của mỗi công dân, không ai có quyền xâm phạm vào quyền này trừ những trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật. Vì vậy mà hành vi khám xét chỗ ở của công dân trái pháp luật (không có căn cứ hoặc không đúng thẩm quyền) là một hành vi vi phạm pháp luật, và công dân bị khám xét chỗ ở có quyền khởi kiện những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này. Tùy theo tính chất, mức độ mà hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Theo điểm a khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Câu hỏi 2: Sau khi khám xét chỗ ở của công dân có bắt buộc phải lập biên bản không?

     Khoản 4 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: "Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ Luật này và đưa vào hồ sơ vụ án."

     Như vậy, việc lập biên bản sau khi quá trình khám xét diễn ra là bắt buộc nhằm đảm bảo tính khách quan; công khai; minh bạch trong việc khám xét cũng như thuận tiện cho việc điều tra sau này khi cần thiết.

     Bài viết liên quan:

 Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến "Thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành", quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 6178.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Phạm Đắc Thơm

 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com