Thời hạn tạm giam để điều tra
Thứ 6 , 15/11/2024, 08:30
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư: Luật sư cho tôi hỏi, thời gian tạm giam để điều tra là bao lâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thời gian tạm giam để điều tra là bao lâu, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021
Nội dung tư vấn:
1. Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án là gì?
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Theo đó người phạm tội bị cách ly với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của người đó bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.
Theo đó thời hạn tạm giam để điều tra là khoảng thời gian được pháp luật cho phép cách ly người phạm tội với xã hội nhằm mục đích để cơ quan có thẩm quyền thuận lợi thực hiện các nghiệp vụ điều tra như: hỏi cung bị can, lấy lời khai của các đương, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi...
2. Thời hạn tạm giam để điều tra theo quy định pháp luật hiện :
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 173 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 có quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:
- Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng
- Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng
- Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra vụ án sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hành vi, tính chất nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội. Tùy vào từng mức độ của tội phạm mà thời hạn tạm giam để điều tra sẽ khác nhau trong đó tối thiểu là dưới 02 tháng và tối đa là 04 tháng trừ trường hợp gia hạn tạm giam.
3. Thời hạn gia hạn tạm giam
Cơ quan điều tra chỉ được gia hạn tạm giam đối với những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Như vậy, pháp luật không quy định rõ các trường hợp cụ thể nào cần tiến hành gia hạn thời hạn tạm giam để điều tra mà chỉ nêu một cách tương đối là xuất phát từ tính chất phức tạp của vụ án mà Cơ quan điều tra có nghĩa vụ đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn tạm giam để điều tra.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 có quy định về thời hạn gia hạn tạm giam như sau:
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Như vậy trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Lưu ý: Số lần gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng là một lần; với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là hai lần ngoại trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia.
4. Cách tính thời hạn tạm giam để điều tra
Căn cứ Khoản 4 Điều 118, Khoản 4 Điều 174 và Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 thời hạn tạm giam để điều tra được tính như sau:
Thứ nhất: Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Thứ hai: Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định. Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật này.
Thứ ba: Thời hạn tạm giam để điều tra được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn tạm giam để điều tra thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn tạm giam để điều tra được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.
Thứ tư: Cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam trong trường hợp trước đó bị can đã bị tạm giữ được thực hiện như sau: thời hạn tạm giam được tính theo ngày, bắt đầu kể từ ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ hoặc ngày bắt bị can để tạm giam và kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn tạm giam (sau khi đã trừ đi số ngày tạm giữ).
5. Hỏi đáp về Thời hạn tạm giam để điều tra:
Câu hỏi 1: Theo quy định pháp luật thời hạn tạm giam để điều tra vụ án đối với tội ít nghiệm trọng là bao nhiêu tháng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy định như sau:
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy: Theo quy định pháp luật thời hạn tạm giam để điều tra vụ án đối với tội ít nghiệm trọng là 02 tháng
Câu hỏi 2: Trong thời hạn tạm giam để điều tra thì cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tạm giam?
Căn cứ khoản 7 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra:
7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Như vậy: Trong thời hạn tạm giam để điều tra thì cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tạm giam là Viện Kiểm sát
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Thời hạn tạm giam để điều tra
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Thời hạn tạm giam để điều tra và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Thời hạn tạm giam để điều tra tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Thu Thủy
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]