Thời hạn kháng cáo kháng nghị bản án hình sự theo quy định pháp luật

Thứ 4 , 27/09/2023, 11:08


     Thời hạn kháng cáo và kháng nghị bản án hình sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được những quy định về vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề thời hạn kháng cáo kháng nghị bản án hình sự  

1. Kháng cáo, kháng nghị là gì?

     Hiện nay pháp luật Tố tụng hình sự chưa có quy định cụ thể về khái niệm kháng cáo cũng như kháng nghị. Tuy nhiên, kháng cáo, kháng nghị có thể hiểu là:

  • Kháng cáo bản án của tòa án là hành vi tố tụng đơn phương sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự hoặc những chủ thể khác theo quy định pháp luật không đồng ý với bản án của tòa sơ thẩm thì có quyền kháng cáo, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
  • Kháng nghị bản án của tòa án là hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền phản đối bản án, quyết định dân sự, yêu cầu tòa án có thẩm quyền xét xử lại nhằm đảm bảo tính công bằng của pháp luật.

     Từ hai khái niệm trên ta có thể thấy, kháng cáo là quyền của các đương sự tham gia tố tụng dân sự. Còn kháng nghị là hành vi tố tụng đặc biệt chỉ được thực hiện bởi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.

     Ngoài ra, dựa theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 kháng cáo, kháng nghị có thể hiểu là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng (trong trường hợp kháng cáo) theo quy định hoặc của cơ quan, người tiến hành tố tụng (trong trường hợp kháng nghị).

2. Kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

2.1. Người có quyền kháng cáo

     Căn cứ Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định 6 chủ thể sau đây có quyền kháng cáo:

  •  Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  •  Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  •  Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  •  Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

1.2 Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm vụ án hình sự

     Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo bản án hình sự: 

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
  • Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

- Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

3. Kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm 

3.1. Người có quyền kháng nghị

     Căn cứ Điều 336 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án.

3.2. Thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm hình sự

     Căn cứ Khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm vụ án hình sự như sau: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

4. Hỏi đáp về thời hạn kháng cáo kháng nghị bản án hình sự

Câu hỏi 1. Thủ tục kháng cáo như thế nào?

     Căn cứ Điều 334 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo:

  • Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật này.
  • Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại điều 338 của Bộ luật này
  • Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
  • Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật này nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
  • Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.
  • Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này

​Câu hỏi 2. Hậu quả của việc kháng cáo kháng nghị là gì?

     Căn cứ Điều 339 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

  • Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.
  • Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề thời hạn kháng cáo kháng nghị bản án hình sự, quý khách xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006178 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thu Phương 

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com