Tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Thứ 7 , 09/11/2024, 09:11


Các tình tiết tặng nặng hay giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp nào thì được giảm nhẹ khung hình phạt khi truy cứu trách nhiệm hình sự? Trường hợp nào thì tăng nặng khung hình phạt khi truy cứu trách nhiệm hình sự

 

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào sẽ được xác định là tình tiết tăng nặng và trường hợp nào được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời của Luật sư

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

Nội dung tư vấn:

1. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được hiểu như thế nào?

     Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong phạm vi cùng một khung hình phạt so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.

    Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những sự việc nhỏ, những chi tiết nhỏ nhưng có ý nghĩa trong việc làm giảm mức độ nguy hiểm của xã hội, thể hiện thái độ, khả năng cải tạo, sửa chữa lỗi lầm của người phạm tội. Từ đó làm cơ sở để giảm nhẹ hình phạt - trách nhiệm hình sự của người phạm tội so với mức hình phạt mà họ phải chịu theo quy định của pháp luật nếu không có tình tiết giảm nhẹ này.

2. Các tình tiết được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

     Theo Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • Phạm tội có tổ chức;

   Theo khoản 2 Điều 17 BLHS 2015 là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Hình thức đồng phạm này cho phép những người tham gia có khả năng cao để phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn và đặc biệt lớn cho xã hội.

  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    Trường hợp phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần và việc phạm tội là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của họ.

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    Trong phạm vi chức vụ, quyền hạn của mình, người phạm tội có được uy tín, sự ảnh hưởng đối với người khác, vì vậy họ đã lợi dụng điều này để thực hiện tội phạm, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân gây ảnh hưởng đến uy tín của người cán bộ, uy tín của Nhà nước.

  • Phạm tội có tính chất côn đồ;

     Trường hợp phạm tội mà hành vi phạm tội thể hiện sự hung hãn, ngang ngược, coi thường pháp luật, coi thường người khác, phạm tội có thể vì những nguyên cớ rất nhỏ nhặt.

  • Phạm tội vì động cơ đê hèn;

    Động cơ phạm tội của người phạm tội mang tính hèn nhát, bội bạc, phản trắc, thể hiện sự ích kỷ như phạm tội để trốn tránh trách nhiệm mà mình gây ra,…

  • Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

    Thể hiện ý chí quyết tâm cao của người phạm tội khi họ thực hiện tội phạm thông qua việc tìm mọi cách cố gắng khắc phục trở ngại, khó khăn nhằm thực hiện tội phạm đến cùng. 

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

     Trước lần phạm tội này, người phạm tội đã thực hiện tội phạm ít nhất một lần trước đó và chưa bị xét xử. Hành vi phạm tội lần này là sự lặp lại tội mà người đó đã phạm trước đó nên thể hiện mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường.

  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

    Đây là các đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt nên đã xâm phạm đến chính sách bảo vệ bà mẹ, trẻ em, người già hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức xã hội và nguyên tắc nhân đạo trong quan hệ xã hội nên trường hợp phạm tội này có mức độ nguy hiểm cao hơn so với trường hợp phạm tội đối với đối tượng bình thường.

  • Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

    Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn đặc biệt  khác của xã hội để phạm tội. Những khó khăn này, có thể xảy ra ở từng nơi, vào từng lúc. Có thể xảy ra ở một địa bàn rộng, nhưng cũng có thể xảy ra ở một làng, một xã, một cơ quan, xí nghiệp trường học…Khó khăn đặc biệt, thể hiện ở mức độ và phạm vi gây thiệt hại đến người và tài sản. Ngươì phạm tội phải có ý thức lợi dụng những khó khăn đặc biệt của xã hội để phạm tội thì mới coi là tình tiết tăng nặng. Nếu không có sự lợi dụng thì không thuộc tình tiết tặng nặng này. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự ở tình tiết này là phụ thuộc vào mức độ lợi dụng nhiều hay ít và khó khăn cụ thể của xã hội lúc họ thực hiện tội phạm.    

  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
  • Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

     Người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phải dùng trong khi thực hiện tội phạm, nếu thủ đoạn này xảy ra sau khi tội phạm đã hoàn thành thì không thuộc trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng này.

  • Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
  • Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

      Hành động xảo quyệt hoặc hung hãn của bị cáo là nhằm mục đích trốn tránh, che giấu tội phạm. Những hành động này cản trở hoạt động tư pháp của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, làm cho tội phạm mà bị cáo thực hiện khó bị phát hiện hoặc có nguy cơ khó phát hiện.

      Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trên phải là những tình tiết không phải là dấu hiệu định tội hay định khung cho một tội khác, những tình tiết tăng nặng này chỉ được áp dụng khi không được quy định trong cấu trúc của các điều luật.

3. Các tình tiết được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

      Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

     Việc pháp luật quy định những tình tiết trên thể hiện tính nhân văn của nhà nước, giúp cho người phạm tội được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

     Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Trong quá trình thi hành, có nhiều tình tiết được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản này. Dưới đây là những trường hợp được xem xét là tình tiết giảm nhẹ theo hướng dẫn của Công văn 212/TANDTC – PC 2019 cụ thể như sau :

  • Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước;
  •  Bị cáo là thương binh hoặc người thân thích như vợ, chồng, cha mẹ, con, anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
  • Người bị hại cũng có lỗi;
  • Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
  • Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay bị cáo;
  • Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe cho người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
  • Phạm tội do phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu;
  • Bị cáo tự nguyện giao nộp ít nhất ½ số tiền thu lợi bất chính hoặc tiền phạt bổ sung theo bản án, quyết định của Tòa án.

     Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

4. Hỏi đáp về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 189 BLHS năm 2015. Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong trường hợp phạm tội này có phải là tình tiết tăng nặng không? Tôi cảm ơn!

     Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong trường hợp phạm tội cụ thể này đã là dấu hiệu định khung hình phạt, nên khi quyết định hình phạt, Tòa án không áp dụng tình tiết này là tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội nữa.

Câu hỏi 2Luật sư cho tôi hỏi: anh A nhiều lần thực hiện hành vi cướp giật túi xách của người đi đường trên đường phố. Tuy nhiên chưa lần nào bị công an bắt và khởi tố. Vào ngày 20/4/2021 khi A vừa thực hiện hành vi cướp giật thì bị tổ công tác tuần tra công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) phát hiện và truy đuổi. A bị bắt và trong quá trình điều tra lấy lời khai thì A khai mình là người thực hiện các hành vi cướp giật trên địa bàn quận trong thời gian gần đây thì A có bị áp dụng tình tiết tăng nặng khi truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tôi cảm ơn!

   Theo Điểm g Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 thì đây là các trường hợp mà người phạm tội đã thực hiện một hành vi phạm tội từ 2 lần trở lên nhưng chưa bị phát giác, chưa bị bắt và khỏi tố vì hành vi phạm tội đó. 

    Theo đó, anh A sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm phạm tội 2 lần trở lên.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sư,...Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện nay. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về vấn đề tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành.

Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]