Tội mua bán người được quy định như thế nào?
Thứ 2 , 25/11/2024, 15:07
1. Mua bán người là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP thì mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
- Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
- Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.
2. Yếu tố cấu thành tội mua bán người.
Chủ thể của tội phạm: Bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể: Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm con người.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi mua bán người bằng lỗi cố ý. Mục đích tội phạm để thu lợi bất chính hoặc một lợi ích khác.
Mặt khách quan: Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính bằng nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như dùng tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác nhằm đem bán người hoặc ngược lại để vụ lợi.
Nạn nhân trong trường hợp này là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.
- Lưu ý: Khi người phạm tội thực hiện xong hành vi mua bán người thì được coi là tội phạm. Trường hợp chưa xảy ra việc việc mua bán người thì được coi là phạm tội chưa đạt. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội này không phụ thuộc vào việc nạn nhân có biết hoặc không biết mình bị mua bán.
3. Tội mua bán người bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định nói trên, người nào thực hiện hành vi mua bán người nhằm mục đích lấy bộ phận cơ thể với nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán người dưới 16 tuổi” với hình phạt tù từ 07 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy mức độ của hành vi phạm tội.
4. Hỏi đáp về tội mua bán người?
Câu 1: Có những biện pháp bảo vệ nào cho nạn nhân và gia đình của nạn nhân trong hành vi mua bán người?
Căn cứ tại điều 7 Nghị định 62/2012/NĐ-CP có những biện pháp bảo vệ sau :
-
Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ.
-
Giữ bí mật các thông tin về đời tư, đặc điểm nhân dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và các thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ.
-
Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc, học tập, đi lại của người được bảo vệ, tại phiên tòa và những nơi cần thiết khác.
-
Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ.
-
Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ.
-
Bố trí nơi ở, nơi làm việc, học tập mới cho người được bảo vệ.
-
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
-
Xét xử kín.
Câu 2: Khi cá nhân phát hiện ra hành vi vi phạm mua bán người thì tố giác, tin báo, tố cáo hành vi vi phạm tại đâu ?
Theo quy định tại Điều 19, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:
1. Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi mua bán người với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo, tố cáo về hành vi mua bán người có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Các bài viết liên quan:
Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về tội mua bán người được quy định như thế nào quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006178 để được hỗ trợ nhanh nhất! Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Văn Khánh
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]