Tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định pháp luật hiện hành

Thứ 3 , 12/11/2024, 09:08


Tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định pháp luật hiện hành? Các dấu hiệu cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ gồm những dấu hiệu nào?

 Câu hỏi của bạn:

 Thưa Luật sư, Luật sư cho hỏi pháp luật hiện hành quy định về tội cản trở giao thông đường bộ như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời của Luật sư:

    Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về tội cản trở giao thông đường bộ cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quy định về tội cản trở giao thông đường bộ như sau:  

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
  • Luật an toàn giao thông 2008;

Nội dung tư vấn:

1. Cản trở giao thông đường bộ được hiểu như thế nào?

      Cản trở giao thông đường bộ là hành vi đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ, tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiệt bị an toàn giao thông đưòng bộ; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đưòng; lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ; vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ và hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

2. Quy định về tội cản trở giao thông đường bộ

     Theo Điều 261 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cản trở giao thông đường bộ có nội dung cơ bản như sau: 

Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ

1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;

b) Làm chết 02 người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

     Như vậy, cản trở giao thông đường bộ là hành vi của các cá nhân hay tổ chức thực hiện đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;... vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ và các hành vi khác nhằm mục đích chung đó là gây cản trở giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

3. Các yếu tố cấu thành tội cản trở giao thông

    Các yếu tố cấu thành tội cản trở giao thông được quy định như sau:

Mặt khách quan:

     Mặt khách quan của tội phạm gồm 05 hành vi như sau:

- Đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ;

- Đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ;

- Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác;

- Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách;

- Sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác.

     Tất cả những hành vi trên đều gây cản trở đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, làm tăng khả năng gây tai nạn nghiêm trọng trong quá trình tham gia giao thông đường bộ của người khác.

Mặt chủ quan:

     Người cản trở giao thông đường bộ thực hiện hành vi khách quan với lỗi vô ý, có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, người thực hiện hành vi cản trở giao thông không mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. 

Chủ thể:

     Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Hậu quả:

   Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hậu quả nghiêm trọng xảy ra:

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.

    Hành vi phạm tội cản trở giao thông đường bộ phải gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự

     Trường hợp hậu quả của tội phạm chưa nghiêm trọng theo quy định tại Điều 261 Bộ luật hình sự, người phạm tội tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải chịu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi NĐ 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Khách thể:

    Hành vi phạm tội nhằm xâm phạm đến trật tự an ninh an toàn giao thông đường bộ, đồng thời gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của người khác.

    Đối tượng tác động là công trình giao thông đường bộ, công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

    Như vậy, trên đây là các yếu tố cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ.

4. Hỏi đáp về tội cản trở giao thông đường bộ như sau:

Câu hỏi 1:  Luật sư cho tôi hỏi: do xưởng để gạch nhà tôi hết chỗ nên tôi có xếp các chồng gạch ra một phần đường thuộc trục đường nhánh tuy nhiên chỉ để trong một thời gian ngắn mà không được phép của người, cơ quan có thẩm quyền thì tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ không? Tôi cảm ơn!

     Theo điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 261 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 khi bạn có hành vi xếp gạch thuộc trục đường nhánh (là đường nối vào đường chính) mà không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thuộc một trong bốn trường hợp dưới đây:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    Như vậy, nếu hành vi xếp gạch ra một phần đường thuộc đường nhánh mà dẫn đến một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: để tạo cho sự thuận tiện đi lại thì tôi có tự ý mở đường cắt ngang các đường có dải phân cách mà không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên tuyến đường tôi tự ý mở đó thì đã xảy ra một vụ va chạm giữa hai xe ô tô khiến một người thiệt mạng thì việc tôi tự ý mở đường này có phải chịu trách nhiệm gì không? Tôi cảm ơn!

     Theo điểm a khoản 1 Điều 261 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội cản trở giao thông mà bạn có hành vi mở đường giao cắt trái phép trên đường bộ, đường có dải phân cách dẫn đến một người thiệt mạng thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tội cản trở giao thông đường bộ như sau:

Tư vấn qua Tổng đài 19006178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tội cản trợ giao thông đường bộ,..Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định pháp luật hiện nay. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]