Theo quy định pháp luật ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không?

Thứ 6 , 30/06/2023, 17:24


     Hiện nay, có nhiều trường hợp người lao động nghỉ việc để ra nước ngoài định cư, vậy pháp luật quy định về việc ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không như thế nào? Cùng Luật Toàn quốc tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau:

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi đang làm việc tại công ty và đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp được 6 tháng nhưng sắp tới tôi có ý định nghỉ việc sang nước ngoài định cư. Vậy Luật sư cho tôi hỏi về trường hợp Ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề Ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không? Chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Việc làm năm 2013;
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn:

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

     Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 thì:

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 

     Ngoài ra, theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013 các chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm:

  • Trợ cấp thất nghiệp;
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
  • Hỗ trợ học nghề;
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

2. Ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không?

     Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp và có thời gian tham gia từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc đối với hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên hoặc đã tham gia từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 36 tháng trước khi nghỉ việc đối với hợp đồng dưới 12 tháng thì đủ kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

     Ngoài ra, điểm g khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:…

g) Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

     Theo quy định trên thì với trường hợp người lao động ra nước ngoài định cư là sự kiện chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp dù trước đó họ đã đủ điều kiện để lãnh theo quy định. Ngày mà người người lao động được xác định ra nước ngoài định cư để tính ngày chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

     Như vậy, khi ra nước ngoài định cư thì sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Khi đó, Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

3. Ra nước ngoài định cư có được bảo lưu thời gian đóng BHTN không?

     Căn cứ theo khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

     Như vậy ra nước ngoài cư không thuộc điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 nên không thuộc trường hợp được bảo lưu, vậy khi bạn ra nước ngoài thì thời gian còn lại của bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ mất.

4. Hỏi đáp liên quan đến vấn đề Ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không?

Câu hỏi 1: Người lao động nước ngoài có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

     Theo quy định tại Điều 2 Luật Việc làm năm 2013 thì đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm năm 2013 là người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm. Trong đó, khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 giải thích người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

     Căn cứ vào quy định này, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm năm 2013 nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Câu hỏi 2: Người lao động nước ngoài phải tham gia những loại bảo hiểm nào?

     Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

     Về bảo hiểm y tế, tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

     Khoản 2 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm y tế như sau: Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

     Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất; người lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp và phải tham gia bảo hiểm y tế nếu thuộc một trong các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật.

Bài viết liên quan:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề Ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về vấn đề Ra nước ngoài định cư có được hưởng BHTN không. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Phương Anh

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: [email protected]