Phân loại tội phạm theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015
Thứ 7 , 09/11/2024, 09:12
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư, Luật sư cho tôi biết cách phân loại tội phạm theo quy định của pháp luật hiện hành là như thế nào. Xin cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân loại tội phạm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân loại tội phạm như sau:
Căn cứ pháp lý:
-
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn:
1. Tội phạm là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Phân loại tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành
Theo quy định tại khoản 2, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015:
"Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này."
Theo căn cứ trên, pháp luật hình sự hiện hành quy định 04 nhóm tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiệm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với mỗi loại tội phạm sẽ có những tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau và mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng với với mỗi loại tội phạm là không giống nhau.
Ngoài cách phân loại nêu trên (phân loại dựa theo tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và mức hình phạt với các tội phạm), còn có những căn cứ khác để phân loại tội phạm. Cụ thể:
Thứ nhất, căn cứ vào hình thức lỗi của tội phạm, tội phạm sẽ được phân thành 02 loại:
-
Tội phạm được thực hiện do cố ý;
-
Tội phạm được thực hiện do vô ý.
Thứ hai, căn cứ vào tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tội phạm được chia thành:
-
Tội phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
-
Tội phạm có tình tiết tăng nặng;
-
Tội phạm có tình tiết giảm nhẹ.
Thứ ba, căn cứ vào loại cấu thành tội phạm, tội phạm được chia thành:
-
Tội phạm có cấu thành vật chất;
-
Tội phạm có cấu thành hình thức.
Thứ tư, căn cứ khác để phân loại tội phạm: Có thể phân loại tội phạm theo những căn cứ khác nhau như căn cứ vào loại khách thể, căn cứ vào số lượng người cố ý cùng thực hiện tội phạm…
Như vậy việc phân loại tội phạm sẽ phụ thuộc vào tiêu chí phân loại. Mỗi tiêu chí phân loại sẽ có cách phân loại khác nhau.
3. Ý nghĩa của việc phân loại tội phạm
Sự phân biệt bốn nhóm tội phạm như vậy có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và về mặt thực tiễn. Cụ thể:
Thứ nhất, về mặt lý luận:
-
Phân loại tội phạm thành các nhóm khác nhau là biểu hiện của sự phân hóa trách nhiệm hình sự ở góc độ lập pháp, là cơ sở nghiên cứu chế định phân loại tội phạm, đồng thời là cơ sở để hoàn thiện pháp luật hình sự;
-
Phân loại tội phạm là cơ sở để xác định và xây dựng các biện pháp pháp lý hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể;
-
Phân loại tội phạm còn là cơ sở để xác định đường lối đấu tranh với các tội phạm khác nhau cũng như các ngành tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mà yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự được đặt ra và trở thành nguyên tắc của Luật hình sự.
Thứ hai, về mặt thực tiễn:
-
Phân loại tội phạm có ý nghĩa trước hết đối với việc áp dụng nhiều quy phạm phần chung và phần các tội phạm Bộ luật hình sự, như: chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chế định các giai đoạn phạm tội, chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự…Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật hiện hành, những người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội họ chuẩn bị phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; ...
-
Phân loại tội phạm nhằm hỗ trợ cho việc áp dụng đúng luật, đồng thời nhà làm luật còn có thể dựa vào tính nguy hiểm cho quan hệ xã hội bị xâm hại để đánh giá, nhằm bảo vệ cho chế độ chính trị hiệu quả.
4. Hỏi đáp về phân loại tội phạm
Câu hỏi 1. Trường hợp cố ý phạm tội được pháp luật quy định như nào?
Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015, cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
-
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
-
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Câu hỏi 2. Làm thế nào để biết một hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm?
Muốn xác định một hành vi vi phạm pháp luật là tội pháp thì hành vi đó phải đáp ứng được các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, xét về tính chất, hành vi phạm tội là hành vi có tính gây thiệt hại đáng kể cho xã hội, có lỗi và được quy định trong Bộ luật hình sự
Thứ hai, xét về cấu trúc, hành vi phạm tội đòi hỏi có những dấu hiệu sau:
-
Chủ thể thực hiện phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như phải thoả mãn các dấu hiệu đặc biệt khác (dấu hiệu chủ thể đặc biệt) nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi;
-
Về mặt khách quan, là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm. Chủ thể phải có hành động hoặc không hành động thỏa mãn các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm (hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả, đối tượng tác động...)
-
Về mặt chủ quan, chủ thể phải có lỗi, cố ý hoặc vô ý tuỳ từng cấu thành tội phạm cũng như chủ thể phải có động cơ, mục đích nhất định nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi.
-
Về khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ ,bị tội phạm xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về phân loại tội phạm
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về phân loại tội phạm. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về phân loại tội phạm tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ánh Tuyết
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]