Mức đóng BHXH tối đa là bao nhiêu
Thứ 4 , 20/11/2024, 10:07
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ Khoản 1 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau. Cụ thể:
- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng:
+ Chế độ ốm đau
+ Chế độ thai sản
+ Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
+ Chế độ hưu trí
+ Chế độ tử tuất
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng: Chế độ hưu trí và Chế độ tử tuất
2. Các Khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội
Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh:
Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật Lao động;
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:
Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Còn đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định: Mỗi tháng người tham gia phải đóng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
3. Mức đóng Bảo hiểm xã hội tối đa là bao nhiêu?
3.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa:
Căn cứ khoản 1 điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 , hằng tháng, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phải đóng số tiền sau vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở
Từ ngày 01/7/2023, lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên thành 1,8 triệu đồng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở trước đây) nên mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất sẽ được xác định như sau:
Thời gian |
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa |
Mức đóng BHXH bắt buộc tối đa |
Đến hết ngày 30/6/2023 |
20 x 1,49 triệu đồng/tháng = 29,8 triệu đồng/tháng |
8% x 29,8 triệu đồng/tháng = 2.384.000 đồng/tháng |
Từ ngày 01/7/2023 |
20 x 1,8 triệu đồng/tháng = 36 triệu đồng/tháng |
8% x 36 triệu đồng/tháng = 2.880.000 đồng/tháng |
3.2 Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa:
Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, hằng tháng, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ phải đóng số tiền sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện = 22% x Mức thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó:
Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất được xác định như sau:
Thời gian |
Tiền lương tháng đóng BHXH tự nguyện tối đa |
Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa |
Đến hết ngày 30/6/2023 |
20 x 1,49 triệu đồng/tháng = 29,8 triệu đồng/tháng |
22% x 29,8 triệu đồng/tháng = 6.556.000 đồng/tháng |
Từ ngày 01/7/2023 |
20 x 1,8 triệu đồng/tháng = 36 triệu đồng/tháng |
22% x 36 triệu đồng/tháng = 7.920.000 đồng/tháng |
4. Hỏi đáp về Mức đóng BHXH tối đa là bao nhiêu
Câu hỏi 1: Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp quy định:
- Phạt tiền:
+ Từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.
+ Từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chiếm dụng tiền đóng.
Trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH từ 30 ngày trở lên.
Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt trên.
Câu hỏi 2: Có thể đóng bảo hiểm xã hội cao hơn hơn lương trong hợp đồng được không?
Căn cứ Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, bao gồm:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Các khoản phụ cấp lương dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng chưa tính đến hoặc có tính nhưng chưa đầy đủ.
- Các khoản bổ sung mà xác định được số tiền cụ thể và được trả thường xuyên cùng với mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng tại mỗi kỳ trả lương.
Như vậy: Người lao động chỉ có thể đóng bảo hiểm ở mức cao hơn nếu tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động cao, chứ không thể tự ý đóng bảo hiểm ở mức cao hơn hợp đồng lao động.
Bài viết có liên quan:
Người lao động đi tù có được hưởng BHTN không
Pháp luật quy định có thể nhận bảo hiểm một lần trước một năm không?
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Mức đóng BHXH tối đa là bao nhiêu
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6178: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Mức đóng BHXH tối đa là bao nhiêu và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Mức đóng BHXH tối đa là bao nhiêu tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Mức đóng BHXH tối đa là bao nhiêu. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn/./
Chuyên viên: Thu Thủy
Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn
-
Số ĐT của bạn *
-
Chọn gói dịch vụ *
Gửi yêu cầu tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC
463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 1900 6178
Email: [email protected]